Học làm người

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi học lên tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.

Một hôm người đệ tử này trở về, thưa với Đại sư:

- Thưa thầy, nay con đã có học vị tiến sĩ rồi, sau này con phải học những gì nữa?

Ngài Tinh Vân bảo:

- Học làm người, học làm người là việc học suốt đời chẳng thể nào tốt nghiệp được.

Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.

Thứ hai, “học nhu hoà”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hoà thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hoà là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.

Thứ ba, “học nhẫn nhục”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hoá giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hoá thành nhỏ, chuyện nhỏ hoá thành không.

Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hoà bình được?

Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống; lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự được!

Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.

Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khoẻ mạnh; thân thể khoẻ mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

Cổ tích loài bướm

Thuở nhỏ, khi nhìn thấy những con bướm đêm màu nâu đất, tôi vừa ghét vừa sợ vì chúng quá xấu xí, không như những chú bướm có màu sắc rực rỡ khác. Cho đến một ngày, tôi đã thay đổi suy nghĩ khi nghe câu chuyện sau:

Bạn đang lớn…

Dạo còn nhỏ, tôi rất hay làm mất đồ dùng của mình mỗi khi đi chơi hoặc đi học, những vật dụng trẻ con và cũng ít quan trọng. Có thể là chiếc bút máy, là cục tẩy chì hay đôi dép vì tôi hay bỏ dép ra chơi nhảy dây…

Tiết kiệm nước

Một tối thứ Sáu, tôi đang nằm khoan khoái trên giường với cuốn tiểu thuyết trên tay, chợt nghe: vòi nước nhà bếp vừa mở. Rõ ràng có ai đó trong nhà muốn uống nước trước khi đi ngủ.

Con gái tôi – Người thầy của tôi

Mỗi ngày con trẻ dạy chúng ta điều gì đó. Là cha mẹ tôi đã học được điều mong đợi ấy.

Ý nghĩa của những bông hoa hồng

Rất bực dọc vì bị tiếng chuông điện thoại đánh thức vào lúc 5 giờ sáng, tôi suýt chút nữa không nhận ra chất giọng khăn khăn và trầm ấm của cha tôi...

Có công mài sắt…

Joan Molinsky luôn ấp ủ ước mơ được đứng trên sân khấu với mong muốn mang lại những phút giây thư giãn cho mọi người...

Chân dung của bạn

Bạn sẽ trở nên mạnh mẽ. Khi bạn chịu đựng được nỗi đau riêng của mình và học cách chấp nhận nghịch cảnh...

Gần đây cuộc sống có tốt không?

Đã bao lâu rồi chúng ta chưa nói ra câu này? Dù với bạn bè hay nói với chính mình đều tốt cả!

Bà lão tìm chồng

Cứ đến tầm chạng vạng tối, người già trong thôn lại tụ tập trong nhà thờ họ cùng nhau chơi bài. Cách đó không xa, có một bà lão đi từ con ngõ phía đối diện ra, miệng không ngừng lẩm bẩm: “Ông ấy đi đâu rồi?"