Kĩ thuật nhân bản là gì?

Nhân bản vốn là một kĩ thuật sinh vật rất ít gặp, cho dù là các nhà sinh vật học cũng chưa chắc đã hiểu hết về nó. Bởi vì sự phân công khoa học kĩ thuật lại càng ngày càng kĩ lưỡng, người cùng ngành cũng sẽ có cảm giác "khác ngành như anh em cùng cha khác mẹ".

Nhưng tháng 2 năm 1997, sau khi tin tức một chú cừu là Đô-li thông qua kĩ thuật nhân bản đã ra đời được truyền đi, lập tức nhận được sự chú ý ở khắp nơi trên thế giới. Từ đó, nhân bản đã trở thành chủ đề hấp dẫn đối với mọi người.

Nhân bản là dịch theo từ tiếng Anh clone. Nguyên nghĩa của nó là chỉ những mầm non và những cành non dùng phương pháp sinh sản vô tính hoặc sinh sản dinh dưỡng để cấy thực vật. Cùng với sự chuyển dịch của thời gian, nội hàm của nhân bản đã được mở rộng. Chỉ cần là do một tế bào cá thể đạt được trên 2 tế bào, lớp tế bào hay một sinh vật, do một loạt nhân bản sản sinh ra hàng loạt ADN. Đó chính là sinh sản vô tính. Có thể thấy rằng nhân bản là một phương pháp sinh sản vô tính.

Thực ra, nhân bản không xa lạ gì đối với chúng ta. Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta cũng thường phải dùng đến phương pháp sinh vật sinh sản vô tính này. Ví dụ, mỗi khi mùa xuân đến, muôn hoa đua nở, người thích trồng hoa cỏ sẽ làm thử nghiệm giâm cành thực vật. Từ trên một cây, cắt cành cây xuống, thông qua giâm cành sẽ được rất nhiều cây có cùng vật chất di truyền, đó chính là nhân bản.

Sinh sản vô tính ở động vật bậc thấp là thường thấy hơn cả. Sinh sản phân tách ở vi khuẩn, ấu trùng là tách dọc hoặc tách ngang cơ thể của chính bản thân chúng, sau đó thoát khỏi cơ thể của chúng để trở thành cá thể độc lập, đây cũng thuộc về nhân bản.

Nhưng sinh sản vô tính ở động vật bậc cao có tồn tại hay không? Các nhà khoa học cho rằng, do một thể tế bào trưởng thành sinh sản vô tính trở thành một động vật hoàn chỉnh là không có khả năng. Tuy trong một thể tế bào, có đủ thông tin di truyền của một động vật hoàn chỉnh, nhưng thể tế bào đã được chuyên biệt hoá. Nói một cách thông thường là tế bào gan chỉ có thể sinh ra tế bào gan, tế bào tuyến sữa chỉ có thể sản sinh ra tổ chức tuyến sữa... nhưng sự ra đời của cừu Đô-li đã thay đổi hoàn toàn nhận thức này của con người, nó đã mở ra thời kì động vật bậc cao cũng có thể nhân bản được.

Có thể nhận thấy rằng nhân bản là một ngành kĩ thuật của thể sinh vật thông qua thể tế bào tiến hành sinh sản vô tính. Nói một cách thông thường thì những sinh vật do kĩ thuật nhân bản sinh sản ra chỉ cần có cơ thể mẹ, chứ không cần cơ thể bố.

Oxy trên Trái Đất có dùng cạn hết không?

Hằng ngày người và động vật trên Trái Đất đều hấp thụ oxy và thở ra cacbon đioxit. Mỗi ngày, mỗi người ở độ tuổi thành niên thở ra 400 lít cacbon...

Vì sao dự báo thời tiết cũng phải dùng máy tính?

Đài khí tượng dự báo thời tiết bằng nhiều phương pháp: ngoài dự báo bằng bản đồ ra, người ta còn dùng cả máy tính, loại công cụ hiện đại, để tiến hành...

Vì sao có loại gốm đập không bị vỡ?

Gốm có nhiều ưu điểm như ít bị nhiễm bẩn, khó bị mài mòn, không bị gỉ. Nhưng gốm thường có nhược điểm là dễ bị vỡ.

Loài hoa nào lớn nhất, loài hoa nào nhỏ nhất trên thế giới?

Ở vùng rừng nhiệt đới Sumatra có một loại cây kí sinh gọi là đại hoa thảo đường sống kí sinh trên rễ của thực vật khác, loại cây này rất đặc biệt,...

Dùng lò vi sóng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Ô nhiễm sóng điện từ được gọi là sự nguy hiểm không nhìn thấy. Nói chung vi sóng chỉ dùng ở bước sóng hạn chế lớn hơn 0,536 cm, tần số thấp hơn 3.

Vì sao thiên văn phải dùng năm ánh sáng để tính khoảng cách?

Trong cuộc sống ta thường lấy: cm, m, km là đơn vị tính độ dài. Ví dụ một tấm kính có độ dày 1 cm, 1 người cao 1,8 m, khoảng cách giữa hai thành phố...

Tại sao máy tính lại có thể nói?

Nếu ta lắp cho máy tính một card âm thanh cùng một hệ thống hợp thành ngữ âm và nhận biết lời nói thì cũng như là lắp cho cho máy cái miệng và cái tai...

Tại sao giữa cần gạt của xe điện bánh hơi và đường dây điện trên không có khi tóe ra tia lửa xanh?

Trong đời sống hằng ngày, nếu quan sát tỉ mỉ ngọn lửa, chúng ta có thể phát hiện các vật cháy khác nhau sẽ phát ra ngọn lửa có màu sắc khác nhau....

Có thật các hành tinh đều ở gần đường hoàng đạo?

Quỹ đạo của các hành tinh chỉ nghiêng một chút so với mặt phẳng quỹ đạo trái đất (hoàng đạo).