Lá rụng

Sóc Ngân và Sóc Khôi là hai chú Sóc con sinh đôi. Chúng được sinh ra vào mùa xuân, trải qua mùa hè nóng nực, bây giờ chúng đang háo hức mong chờ mùa thu tới. Sóc con nghe mẹ nói rằng, khi nào lá cây rụng xuống tức là mùa thu đã tới. Sóc Ngân và Sóc Khôi hi vọng mùa thu sẽ tới thật là nhanh.

Một buổi chiều nọ, hai chú Sóc đang chơi trên một cây bạch dương thì một chiếc lá bạch dương rụng xuống, rơi trúng vào đầu của Sóc Ngân, khiến nó giật nảy cả mình. Sóc Khôi vui mừng vỗ tay và hát:

“Lá cây rơi rơi, lá cây rơi rơi, mùa thu tới rồi…”

Chúng lập tức báo cho mẹ biết. Sóc mẹ cười, nói: “

- Mùa thu còn lâu mới tới, chiếc lá này tự rụng xuống đấy, chắc là do một chú chim nào đó đã đụng vào thôi.

Một thời gian dài trôi qua, một hôm, Sóc Ngân và Sóc Khôi đi thăm chú Đuôi to của mình. Chú Đuôi to sống ở một cây lê chua gần đó. Chú Đuôi to đang buông cái đuôi xù của mình ra và chăm chú cất những quả thông khô vào trong hốc cây. Sóc Ngân và Sóc Khôi nói:

- Chú ơi, chú đang làm gì đấy ạ?

- Mùa thu đã tới rồi, chú phải dự trữ thức ăn cho mùa đông!

- Mùa thu đã tới rồi sao? Tại sao bọn cháu không biết nhỉ? - Hai chú Sóc con kinh ngạc thốt lên.

- Hai cháu không thấy hay sao? Gió mùa thu thổi suốt đêm qua, lá trên cây cũng rụng nhiều thế cơ mà.

Chú Đuôi to chỉ vào cây lê chua và nói.

Quả nhiên, lá của cây lê chua đã bị rụng mất gần một nửa rồi. Dưới gốc cây có rất nhiều lá rụng, khi Thỏ con đi qua thảm lá đó, dưới chân phát ra tiếng kêu “xào xạc” rất vui tai.

- Nhưng sao cây của chúng cháu lại không rụng một cái lá nào nhỉ!

- Nhà các cháu ở cây nào?

- Cây thông ạ - Sóc Ngân và Sóc Khôi trả lời.

- Đúng rồi, thông là loài cây lá kim, cho dù là vào mùa thu hay mùa đông, nó đều không rụng lá. Còn bạch dương, lê chua là cây lá rộng, đa số những loại cây lá rộng đều bị rụng lá vào mùa thu.

Sóc Ngân và Sóc Khôi nhảy chân sáo về nhà, trên đường đi, chúng nhìn thấy rất nhiều lá cây khô bay xuống đất. Sóc Ngân và Sóc Khôi vui mừng cất tiếng hát:

“Lá cây bay bay, lá cây bay bay, mùa hè qua rồi mùa thu lại tới, chúng ta dự trữ rất nhiều thức ăn, mùa đông sắp tới gõ cửa rồi!”

Vậy là đã đến lúc hai chú Sóc con phải giúp mẹ tích trữ thức ăn cho mùa đông rồi.

 

Trò chuyện cùng bé

Không phải tất cả các loài cây đều bị rụng lá vào mùa thu. Căn cứ theo hình dạng của lá cây, chúng ta có thể phân thành cây lá kim và cây lá rộng (hay còn gọi là lá phiến). Đa số các loài cây lá kim đều có lá cây màu xanh và không bị rụng vào mùa thu, chỉ có một số ít là bị rụng lá. Những loại cây như thông, vạn tuế mà chúng ta thường gặp vẫn giữ được màu xanh tươi, ngay cả trong mùa đông giá rét, đúng không nào?

Cái miệng của Ếch con

Có một chú Ếch con sống trong một cái ao nọ. Chú ta có một cái miệng rất rộng và bắt mồi cũng rất giỏi. Ếch con và Én con là bạn thân của nhau. Một bạn thì biết bay và có thể bắt côn trùng trên cao...

Đối đáp với vua

Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

Một chuyến tham quan

Bé Loan học lớp mẫu giáo 5 tuổi. Một hôm, cơ quan mẹ Loan tổ chức đi tham quan Hà Nội. Thấy Loan ngoan, biết vâng lời bố mẹ, mẹ bàn với bố cho Loan đi cùng.

Bác sĩ Gõ Kiến

Bác sĩ Gõ Kiến là bạn của núi rừng. Bác sĩ đi đến đâu cũng râm ran tiếng chào hỏi.

Con cú khôn ngoan

Ngày xửa ngày xưa, có một con cú già sống trên một cây sồi to. Mỗi ngày, nó đều phóng tầm mắt ra thật xa để quan sát những điều xảy ra xung quanh mình...

Bộ ria của mèo mướp

Nhà Nhật Minh có nuôi một chú Mèo mướp. Một hôm, Nhật Minh vừa đi học về, vội vã chạy ra sân chơi đùa với Mèo mướp. Cậu bé nhìn thấy bộ râu của Mèo mướp thật là lộn xộn, sợi thì ngắn quá, sợi thì dài quá, bèn nghĩ...

Trần Quốc Toản ra quân

Sáng hôm ấy, Trần Quốc Toản dậy sớm từ biệt mẹ già: Con đi phen này thề sống chết với giặc. Bao giờ đất nước được yên, con mới trở về…

Để ta xuống

Lần đầu tiên Ngụy Vương gặp Tôn Tẫn, rất muốn thử tài của ông. Sau khi đã yên vị trên ghế, Ngụy Vương nói với quần thần: Hôm nay, ta ngồi trên điện để xem trong các khanh, ai có thể làm ta phải đi xuống...

Tiếng kêu cứu

Bác Gấu bứt quả trên cây, mấy người thợ săn tới. Đàn Gà Rừng, trước khi bay, còn “quác, quác, quác” báo hiệu, bác Gấu chạy thoát.