Mỗi ngày là một món quà

Anh rể tôi kéo cái ngăn dưới cùng của chiếc bàn nơi chị tôi vẫn thường ngồi làm việc và lấy ra một cái gói được bọc bằng giấy lụa. Anh xé lớp giấy bên ngoài và cho tôi xem một chiếc quần nhỏ được gói bên trong. Chiếc quần rất dễ thương: được may bằng lụa mềm có viền ren. Trên đó vẫn còn nguyên miếng nhãn ghi giá, một số tiền không nhỏ.

- Jan đã mua nó khi anh chị đến New York lần đầu tiên, cách đây đã 8,9 năm rồi, nhưng cô ấy chưa bao giờ mặc nó. Cô ấy định để dành chờ một dịp đặc biệt. Giờ thì ngoài dịp này ra, chẳng còn có dịp nào khác nữa.

Anh cầm lấy chiếc quần từ tay tôi, đặt nó lên giường cùng những quần áo khác mà chúng tôi định chôn theo chị tôi. Anh mân mê nó một lúc rồi đóng sầm ngăn kéo và quay về phía tôi nói:

- Đừng bao giờ giữ lại bất cứ điều gì để chờ một dịp đặc biệt. Mỗi ngày tồn tại trên cõi đời chính là một dịp đặc biệt rồi đó.

Những lời của anh cứ văng vẳng mãi bên tôi từ lúc đó đến những ngày kế tiếp, khi tôi giúp anh và đứa cháu thu xếp tang lễ cho chị tôi ổn thỏa. Chị tôi đã ra đi thật bất ngờ!

Trên chuyến bay quay về nhà sau đám tang chị, tôi cứ nghĩ về những lời nói ấy, về tất cả những ước mơ chưa trọn vẹn của chị tôi, về những điều chị đã làm mà không nhận ra rằng nó đặc biệt.

Và tôi nghiệm ra: cuộc sống chất chứa bao hương vị ngọt ngào để ta thưởng thức bất cứ khi nào có thể, chứ không phải để ta đối phó. Thế là tôi quyết định thay đổi!

Tôi bắt đầu đọc nhiều hơn và ít bận tâm đến những điều nhỏ nhặt. Tôi thích thú ngắm nhìn cảnh vật khi ngồi trên boong tàu và không rối lên khi thấy đám cỏ dại trong vườn. Tôi dành nhiều thời gian cho gia đình, bạn bè hơn và hạn chế tham dự những cuộc gặp gỡ chẳng mấy bổ ích.

Tôi không để dành bất cứ điều gì nữa: tôi dùng tất cả những món đồ sứ và đồ pha lê xinh đẹp của mình vào mỗi dịp có ý nghĩa - chẳng hạn như giảm được một ký lô, bồn rửa chén hết bị nghẹt hay bông hoa trà đầu tiên hé nở.

Tôi mặc chiếc áo đẹp đi chợ nếu thấy thích. Khi tôi nghĩ mình trông sang trọng, tôi có thể trả nhiều tiền hơn cho một túi rau nhỏ mà không cau mày. Tôi sẽ không để dành lọ nước hoa thơm nhất của mình cho những dịp đặc biệt nào nữa, cho dù các cô bán hàng hay vài người nào đó xì xào bình phẩm.

Tôi đang bỏ dần những cụm từ “một ngày nào đó” hay “nội trong vài ngày” khỏi ngân hàng từ vựng của tôi. Nếu có điều gì đáng xem, đáng nghe hoặc đáng làm, tôi sẽ làm ngay.

Tôi không chắc chị tôi sẽ làm gì nếu biết rằng ngày hôm sau chị không còn trên cõi đời này nữa, cái ngày hôm sau mà tất cả chúng ta mặc nhiên nghĩ nó sẽ đến. Tôi nghĩ chị hẳn đã gọi điện cho những người trong gia đình và vài bạn bè thân. Có lẽ chị đã hẹn gặp một vài người bạn cũ để xin lỗi và xóa đi những chuyện không vui đã qua. Hoặc chị đã đi ra ngoài dùng một bữa cơm Tàu mà tôi đoán mình sẽ chẳng bao giờ được biết!

Những điều nhỏ nhoi chưa làm được sẽ khiến tôi bực bội nếu tôi biết thời gian của mình chỉ có giới hạn. Bực bội bởi tôi đã trì hoãn đi thăm những người bạn tốt mà tôi định sẽ liên lạc vào một ngày nào đó. Bực bội bởi tôi đã không viết những lá thư nào đó mà tôi đã định viết - nội trong vài ngày.

Tôi sẽ bực mình và nuối tiếc vì tôi đã không thường xuyên nói với chồng và con gái tôi rằng tôi yêu họ biết bao. Tôi đang cố gắng rất nhiều để không trì hoãn, giữ lại hay để dành bất cứ điều gì mang thêm tiếng cười và làm cho cuộc sống của chúng tôi thêm phong phú.

Và mỗi buổi sáng, khi thức dậy, tôi luôn tự nhủ: hôm nay là một ngày đặc biệt. Mỗi ngày, mỗi phút, mỗi hơi thở... đều là một món quà của cuộc sống.

Chúng ta không biết chuyện gì có thể sẽ xảy đến với mình trong chuỗi liên khúc lạ thường và bất ngờ của cuộc sống. Tuy nhiên, ta có thể quyết định những gì xảy ra bên trong con người mình, cách nhìn và cách ta đón nhận chúng cũng như ta sẽ làm gĩ với chúng - và đó mới chính là điểm mấu chốt.

Chuyện xây cầu Brooklyn

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải nói là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, lòng đầy hứng khỏi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật ngoạn mục...

Ngôi nhà của cha mẹ tôi

Sống với cha mẹ khi đã bước qua tuổi "băm" là điều làm tôi bực bội và khó chịu hết sức. Xét cho cùng, vào lúc đó, tôi nên có một ngôi nhà riêng thì hơn.

Ta buông tay nhau nhé!

Cuối cùng nó và anh cũng chia tay. À không, nó là người chủ động chia tay.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa.

Đừng ngại ngùng

Hồi đó tôi học tại một trường Trung học Vienne. Anh bạn giỏi nhất lớp là một học sinh mười sáu tuổi có thiên bẩm đặc biệt về mọi phương diện.

Sao phải đợi?

Sao phải đợi một nụ cười mới trở nên thật xinh tươi?

Không đề

Một cô gái trẻ gặp phải những nỗi đau thương, tuyệt vọng lớn trong cuộc sống một thời gian dài mà không sao nguôi ngoai được. Một buổi sáng cô quyết định tìm đến cái chết cho lòng nhẹ nhàng thanh thản hơn...

Bơ gạo của người ăn mày

Tại một xa xôi hẻo lánh, có nhiều lời đồn đại rằng hoàng tử của đất nước sẽ đến thăm làng. Những người luôn được coi là dân đen, tầng lớp thấp trong làng đều vui mừng, vì họ tưởng như ngôi làng này đã bị lãng quên rồi.

Sự nhầm lẫn ý nghĩa

Chuyện xảy ra vài năm trước đây. Lúc đó, gia đình tôi có nuôi một chú chó nhỏ rất đáng yêu tên Blue. Thế rồi chúng tôi sớm nhận ra rằng mình không có nhiều thời gian để chăm sóc Blue vì ai cũng bận rộn.