Nơi ngọn gió dừng chân

Trường tôi đang học là trường năng khiếu nghệ thuật. Chúng tôi, những học sinh của trường, ngoài việc học các môn như những bạn trong những ngôi trường bình thường còn học thêm vài môn đặc biệt. Như thanh nhạc, diễn xuất, nhạc cụ,… Nhạc cụ lại chia nhỏ ra violon, piano, trompet, trống, guitar… Việc học khá vất vả. Vì là một ngôi trường đặc biệt đến thế nên học sinh của trương cũng có khối kẻ đặc biệt. Người là ca sĩ teen sắp ra album, người thì là diễn viên nhí đã từng đóng vài bộ phim truyền hình, hay là tay piano đi thi quốc tế,…

Tôi không phải là một người nổi bật. Tôi chỉ là một học sinh bình thường, học ở lớp piano bình thường. Tôi không có ý định trở thành nghệ sĩ vĩ đại nào đó, hoặc thiên tài quốc tế, hoặc ra album. Tôi học piano chỉ vì thích. Nếu được thì sau này tôi sẽ gắn bó với piano bằng cách trở thành một cô giáo dạy piano.

Trong khuôn viên,trường tôi thích nhất là căn phòng ở cuối dãy lầu một. Căn phòng có một cây piano và rất nhiều nhạc phổ, tuy đã cũ, nhưng vẫn chơi tốt, là nơi dành cho những ai yêu thích piano đến đây luyện tập, hoặc hứng chí chơi vài đoạn. Từ cửa sổ của căn phòng, nhìn ra sẽ thấy một khu đất nhỏ bị bỏ trống. Căn phòng và khu đất vốn ít người ghé thăm vì sau khi trường được tu sửa thì có một phòng khác đẹp và tiện nghi hơn. Thật may vì tôi vốn thích yên tĩnh và luôn có cảm giác lạc lõng với những “cậu ấm cô chiêu” ở ngôi trường này. Một bữa, tôi rụt rè xin bác bảo vệ trồng hoa ở khu đất bỏ hoang ấy. Bác cười hiền rồi đồng ý.

Những người (hiếm hoi) đến chơi piano ở căn phòng này thường không chú ý gì đến tôi. Thi thoảng có người nhìn thấy tôi cắm cúi nhổ cỏ, gieo hạt hay tưới nước, họ… đóng cửa sổ lại.

Tôi trồng hoa mười giờ, hoa cúc trắng ở một khoảng riêng. Tôi gieo hạt hoa hướng dương riêng ở một khoảng đất khác, cách xa những luống hoa khác. Hoa hướng dương sau này sẽ vươn cao nên rất cần ánh nắng mặt trời. Khi tươi nước lên mấy hạt mầm mới gieo, tôi thường mường tượng ra một rừng hoa hướng dương vàng rực rỡ như trong một tấm bưu thiệp mà mẹ đã tặng tôi.

Khi hoa mười giờ nở những bông đầu tiên, cúc bắt đầu cứng cáp, hương dướng nảy mầm.

Rồi khi tôi bắt đầu trồng hoa tú cầu, một cái đầu thò ra khỏi cửa sổ hỏi:

– Hoa gì đấy?

– Hoa nào?

– To nhất, màu xanh nhạt. Đằng ấy đang trồng đấy!

– Tú cầu.

Cậu ta nhìn chăm chú một lúc.

– Tớ chưa thấy bao giờ.Đẹp đấy!

Tôi biết cậu ta. Đó là Hoàng Linh, một trong những học sinh nổi tiếng của trường. Cậu ta là nam sinh xuất sắc nhất của lớp piano cao cấp, nơi chỉ dành cho những năng khiếu thực thụ, những nghệ sĩ nổi tiếng trong tương lai. Đã từng dự thi quốc gia, quốc tế và đạt giải cao. Nhưng hai năm gần đây, cậu ta không tham gia bất kỳ giải nào nữa.
Dường như Linh thích hoa tú cầu. Sau lần đó, cậu ta thường ra xem hoa. Ngồi một chỗ, gần bụi hoa tú cầu rồi ngắm nghĩa. Ngoài việc đó ra thì cầu làm gì cả. Thi thoảng thì có tưới nước giùm. Dù không giúp được gì, nhiều khi tôi còn lo cậu ta làm úng mấy mầm cây mới, nhưng có bạn cũng vui. Tôi hỏi gì cậu ta trả lời nấy. Không ai nói gì thì tôi làm việc của mình, cậu ta làm việc của cậu ta, dù việc đó có khi chỉ là ngồi.

Linh không gọi tôi bằng tên, chỉ gọi là đằng ấy, hay này, hay cô gái thực vật. Tôi ghét cái tên cô gái thực vật. Định bụng tìm cho cậu ta một cái tên nhưng nghĩ mãi vẫn chưa ra.
Tụi con gái trong lớp tôi, nhiều đứa thích cậu ta lắm. Những chàng trai tài năng, vẻ ngoài khá như cậu ta, và thêm cả tính cách lạnh lùng nữa…” hút” các cô gái là chuyện bình thường nhất trong những chuyện bình thường. Tuy nhiên, khi đã khá quen thân với Linh, tôi không cho cậu ta là lạnh lùng. Đó chỉ là do tính cách cậu ta không thích nói nhiều, không thích phiền phức, và đôi khi hơi cáu kỉnh. Tính cách cậu ta dùng từ trẻ con có khi lại chính xác hơn.

Những cô nàng thích Linh thấy tôi và cậu ta ở cạnh nhau thì lân la hỏi tôi xem chúng tôi có mối quan hệ nào đặc biệt không. Tôi lắc đầu. Họ à lên, ra chiêu đã hiểu, và lại túm tụm nhau thoải mái “tám” về Linh, chẳng quan tâm sự có mặt( quá đỗi bình thường) của tôi nữa. Vẫn là những câu chuyện cũ, sao mà cậu cute thế, sao mà cậu ta chơi piano hay thế. Nhưng có thêm một câu chuyện khác mà tôi lần đầu nghe. Chuyện rằng ba cậu ta đã bỏ đi theo một tình yêu nào đó. Mẹ cậu ta vì quá đau khổ đã uống thuốc ngủ tự tử, nhưng không chết, nhưng từ đó bà bị trầm cảm, đến con trai mình bà cũng không bao giờ nói chuyện hay nhìn. Vì gương mặt cậu ta giống bố.

Hôm đó, lúc ra vườn hoa, nhìn Linh tưới mấy khóm hoa tú cầu, tôi tự hỏi có phải đó là lý do cậu ta không tham gia một cuộc thi nào nữa? Và cậu ta có buồn không? Bất ngờ, hoàn toàn vô thức, tôi đột nhiên xoa đầu Linh, một cái xoa đầu nhẹ và nhanh. Mẹ tôi vẫn thường làm thế mỗi khi tôi lơ đễnh.

– Làm gì thế?

– Hoa hướng dương cao hơn tụi mình rồi.

– Chỉ cao hơn cậu thôi.

Tôi cười.

Hoa hướng dương đã có nụ. Tôi rất phấn khởi. Hôm nào cũng xuống xem xét rất cẩn thận.

Một hôm, khi tôi đến nơi thì đã nhìn thấy Linh đang lúi húi làm một cái giàn nhỏ bằng tre. Lần đầu tiên tôi thấy cậu ta chịu động tay động chân.

– Đang làm gì thế?

– Cái giàn? Không thấy sao?

– Ừ thì biết là cái giàn, nhưng để làm gì?

– Cho cây này leo lên.
Linh cho tay vào túi áo lấy ra một nắm hạt giống. Cậu ta bảo hàng xóm nhà cậu ta có trồng một hàng rào hoa này, màu xanh tím rất đẹp nên muốn trồng ở đây. Tôi ngồi yên xem Linh gieo hạt giống, tưới nước. Nhìn cậu ta vui như trẻ con.

Và như mọi lần, Linh chỉ làm công việc của cậu ta, tôi vẫn phải tưới nước cho đám hoa còn lại. Những nụ hoa hướng dương có vẻ sắp nở. Linh ngồi, tay phe phẩy, có lẽ để tìm một cơn gió cho mát.
Cuối cùng những bông hoa hướng dương đã nở. Không giống như trong tưởng tượng. Cánh hoa nhỏ và màu không vàng rực rỡ, nhuỵ cũng nhỏ và cũng không sẫm màu nhưng tôi rất vui. Vừa tưới nước cho chúng vừa hát nho nhỏ. Linh thò đầu ra khỏi cửa sổ lãnh đạm:

– Nở rồi đó hả?

– Đẹp không? –Tôi háo hức.

– Không. Tú cầu đẹp hơn.

Tôi chép miệng, cậu ta luôn luôn thế mà. Linh rụt đầu vào. tiếng piano vang lên. Đó là bản Dream of the shore bordering another world. Tiếng Linh vọng ra:

– Tặng cậu đấy.

Tôi không nhìn thấy, nhưng có thể tưởng tượng thấy những ngón tay của Linh đang lướt trên các phím đàn. Những am thanh kỳ diệu. Những nốt nhạc như những giọt nắng lấp lánh, nhảy nhót trong không trung, xoay vòng, ấm áp và vui nhộn. Lại có cảm giác chúng như vô số những hạt nước văng tung toé, tươi mát, dịu dàng. Bất giác tôi lại mỉm cười. Mà không hiểu sao tôi có cảm giác Linh cũng đang mỉm cười.

Tiếng nhạc chấm dứt. Linh thò đầu ra khỏi cửa sổ, vẫy tôi:

– Vào đây chơi một bản nhạc đi.

– Tôi đàn không giỏi bằng cậu.

– Tôi biết. Làm sao cậu đàn bằng tôi được?

Tôi vẩy thật mạnh những ngón tay đang ướt về phía Linh. Những hạt nước bé xíu văng lên tóc, vào mặt Linh. Chảnh hả? Cậu ta kêu oai oái như mèo con, hừ mũi trêu tôi, rồi rụt đầu vào.

Cuối cùng thì cái giàn hoa Linh trồng đã nở những bông hoa đầu tiên. Những bông hoa màu xanh tím. Cậu ta có vẻ rất tự hào về chúng.

– Hoa này tên gì thế, Như Anh?

– Cậu biết tên tôi? –Tôi ngạc nhiên, cứ tưởng cậu ta chỉ biết gọi tôi bằng biệt danh.

– Dĩ nhiên là biết. Cậu là bạn tôi đúng không? À, cậu đặc biệt hơn bạn chút xíu.

Câu nói cuối cùng Linh nói nhỏ như gió thoảng. Trông cậu ta có vẻ lúng túng, khịt khịt mũi, tay thì không thôi mân mê mấy cái lá cây. Tự nhiên tôi thấy vui khi nghĩ rằng hoá ra Hoàng Linh “chảnh” cũng biết tên mình.

– Hoa này là hoa đậu biếc.

Một ngày nắng rất đẹp, có cảm tưởng như một hũ mật ong vàng óng vừa trút xuống mọi thứ xung quanh. Hướng dương cũng nở nhiều hoa hơn trước, màu vàng rực rỡ. Tất cả tạo thành một bức tranh ấm áp. Tôi đang tưới hoa, Linh ngồi sau lưng tôi, trên cái ghế đá.

– Như Anh, không biết khi nào thì tôi mới gặp lại cậu?

– Cậu nói vậy là sao?

– Tôi sẽ đi du học. Ở Áo.

Tôi ngừng tay, quay lại nhìn Linh. Cậu ấy cũng đang nhìn tôi. Cũng giống như mọi lần, tôi không thể đọc được trong mắt cậu ấy nghĩ gì. Còn tôi, tôi cũng không rõ mình đang nghĩ gì. Có một điều gì đó vừa bị rút mất, như miếng mút hút cạn nước, để lại một khoảng trống vô hình. Nhưng có một điều gì đó ấm áp, tựa hồ như an ủi và mừng vui. Tôi mỉm cười, buột ra một câu hỏi tưởng như ngô nghê:

– Cậu tìm lại được… cậu rồi, đúng không?

Linh gật đầu, miệng cười tươi và ánh mắt nhìn thẳng vào tôi, thân thiết và thấu hiểu.

Quà sinh nhật

Sau khi con trai tôi học lớp một được một tuần, thằng bé về nhà báo tin rằng Roger, học sinh người Mỹ gốc Phi duy nhất trong lớp, là bạn ngoài sân chơi của nó...

Bài học từ người thầy dạy võ

Một cậu bé 10 tuổi quyết định học môn võ judo cho dù cánh tay trái của cậu đã mất trong một tai nạn xe hơi. Cậu theo học judo với một võ sư Nhật. Vì tin rằng mình đã học tập rất chuyên cần và tiến bộ nên cậu vô cùng thắc mắc...

Nước mưa…

Bạn không bao giờ thấy cô bé đó khóc. Cô bé đó là một món quà quý giá, không chỉ mang niềm vui đến cho họ, mà còn tìm ra niềm vui khi không ai khác có thể.

Lời hứa từ trái tim

Năm 1989, 1 trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút.

Hãy tha thứ cho chúng cháu

Mỗi buổi trưa, bọn trẻ chúng tôi lại rủ nhau tụ tập dưới tán những cây bàng giữa làng. Thằng Bá, một thằng mập ú, khôn ngoan và lanh lợi nhất trong bọn, cầm đầu chúng tôi.

Hai ăn mày đi dự đám cưới

Vào ngày kết hôn, mẹ hỏi tôi: “Hai người trông giống ăn mày ngồi ở nơi vắng vẻ kia là ai vậy?

Đừng tưởng mình ghê gớm

Booth Tarkington là nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết “The Magnificent Ambersons” và “Alice Adams” của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer.

Ngậm miệng lại và dang rộng tay ra

Bạn tôi gọi báo một tin sét đánh: đứa con gái của cô chửa hoang!

Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ

Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis.