Ông trạng Nồi

Tô Tịch

Thuở xưa, có một chàng trai nhà nghèo lắm, hàng ngày phải đi kiếm củi lấy tiền ăn học. Chàng rất thông minh và ham học.

Năm ấy nhà vua sắp mở khoa thi kén chọn nhân tài [1]. Chàng học trò nghèo kia ngày đêm miệt mài đèn sách, nhiều bữa quên ăn. Thường đến bữa cơm, chàng đợi nhà bên cạnh vừa ăn xong, là chạy sang mượn nồi ngay. Lần nào chàng cũng cọ sạch bóng nồi trước khi đem trả.

Ngày thi đến. Chàng ung dung đến trường thi. Đến ngày yết bảng [2], tên chàng được xếp đầu bảng vàng, chàng đỗ trạng nguyên [3]. Nhà vua mở tiệc ban thưởng cho quan trọng và các vị đỗ đạt. Tiệc xong, nhà vua vời quan trạng đến phán hỏi:

– Nay nhà ngươi đã đỗ trạng nguyên, tiếng tăm lừng lẫy, ta muốn giữ lại đây để phò vua [4] giúp nước. Trước khi nhà ngươi lĩnh việc, ta cho phép về tạ ơn tổ tiên [5], thăm làng xóm họ hàng. Ta muốn ban thưởng cho nhà ngươi những vật báu và cho phép nhà ngươi tự chọn.

Nhà vua và các quan rất đỗi [6] ngạc nhiên khi quan trạng tâu [7] lên:

– Tâu bệ hạ [8]! Thần [9] chỉ xin bệ hạ một chiếc nồi nhỏ.

Hôm sau, quan trạng lên đường thăm quê mang theo chiếc nồi nhỏ đúc bằng vàng của nhà vua ban cho.

Tin người học trò nghèo nọ đỗ trạng nguyên bay về làng làm nức lòng mọi người. Dân làng treo cờ, kết hoa, nổi chiêng trống, đón quan trạng về thăm quê hương và lễ tổ.

Khi về đến đầu làng, quan trạng xuống kiệu [10], chào hỏi, cảm ơn dân làng, rồi tay cầm chiếc nồi nhỏ bằng vàng đi thẳng đến nhà ông hàng xóm trước kia đã cho chàng mượn nồi trong dịp ôn thi. Dân làng lũ lượt đi theo. Thấy quan trạng đến, chủ nhà vội vàng ra chào đón vào nhà. Quan trạng nói:

– Thưa ông, tôi xin biếu ông chiếc nồi vàng nhà vua ban cho tôi để tạ ơn ông. VÌ nhờ ông có lòng giúp đỡ, tôi mới đỗ đạt và được như ngày nay.

Vợ chồng ông hàng xóm nghe quan trạng nói vừa mừng rỡ vừa bối rối, nghĩ thầm: “Cho mượn nồi thì có gì mà quan trạng phải trả ơn to đến thế!”. Dân làng cũng nghĩ như vậy. Như đoán biết ý nghĩ mọi người, quan trạng mỉm cười thong thả nói:

– Hồi đó vì nghèo, trong thời gian ôn thi tôi không có thì giờ đi kiếm gạo, nên đã cố tình mượn nồi của ông chủ đây để ăn vét cơm cháy trong mấy tháng trời. Nay đã đỗ đạt, tôi có chút quà mọn trả ơn ông chủ như thế này đã bõ gì!

Chủ nhà và dân làng nghe nói rất xúc động và cảm phục gương hiếu học [11] và lòng biết ơn của quan trạng.

Vị trạng nguyên trẻ tuổi ấy chính là Tô Tịch, một người nổi tiếng thời trước của nước ta, dân gian yêu mến vẫn quen gọi là Ông Trạng Nồi là lẽ như vậy.

 

Chú giải

[1] Nhân tài: người có tài năng, người tài giòi.

[2] Yết bảng: công bố bảng ghi tên những người đã thi đỗ trong các khoa thi tổ chức ở kinh đô thời phong kiến.

[3] Trạng nguyên: người đỗ đầu khoa thi cao nhất tổ chức ở sân vua thời phong kiến xưa kia.

[4] Phò vua: giúp vua.

[5] Tạ ơn tổ tiên: ý nói làm lễ cúng tổ tiên để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên đã có công lao gây dựng cho mình đỗ đạt thành tài.

[5] Rất đỗi: hết sức.

[6] Tâu: nói với vua.

[7] Bệ hạ: từ chỉ nhà vua khi các quan xưng hô với vua.

[8] Thần: từ chỉ các quan khi tự xưng với vua.

[9] Kiệu: ghế ngồi có mui che và có đòn khiêng để khiêng người ngồi trên ghế đi lại từ nơi này đến nơi khác (một phương tiện đi lại thời xưa).

[10] Hiếu học: ham học, rất thích học tập.

 

Truyện cổ tích quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé....

Lọ nước thần - Ai mua hành tôi

Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ...

Truyện cổ tích Cây Khế

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn...

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...

Sự tích hồ Ba Bể

Vào hồi đó ở xã Nam-mẫu có mở một hội "vô già" cúng Phật. Mọi người nô nức đi xem. Ai nấy đều lo ăn chay niệm Phật và làm những việc từ thiện như buông cá, thả chim...

Viên ngọc ước của quạ

Ngày xưa, có một anh chàng trẻ tuổi tên là Đê. Nhà anh nghèo khó, cha mẹ phải cho đi ở tại một nhà lão trọc phú. Trọc phú bắt anh chăn trâu. Nhưng anh có thói ham chơi bời...

Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn

Ngày xưa ở Gia-định có một người tên là Thủ Huồn. Hắn xuất thân làm thơ lại. Trong hơn hai mươi năm luồn lọt trong các nha các ti, hắn đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người bị oan uổng...

Rạch đùi giấu ngọc

Ngày xưa, một ông vua nước ngoài có một viên ngọc vô cùng quý giá. Viên ngọc có hai điều lạ, một là cầm trên tay tưởng chừng rất nhẹ, thế nhưng đặt vào đâu thì ở đấy nặng trĩu...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.