Quà sinh nhật

[Chú thích: Câu chuyện này được viết vào năm 1969 khi mà nạn phần biệt chúng tộc ở Mỹ chưa được cải thiện. ]

Sau khi con trai tôi học lớp một được một tuần, thằng bé về nhà báo tin rằng Roger, học sinh người Mỹ gốc Phi duy nhất trong lớp, là bạn ngoài sân chơi của nó. Tôi nuốt nước bọt rồi nói:

- Hay nhỉ! Thế con sẽ chơi chung với nó bao lâu nữa thì có đứa khác thay con chơi với nó?


- Ô, con sẽ chơi với bạn ấy mãi mãi mẹ ạ!- Mike trả lời tôi.

Rồi một tuần sau, tôi lại nghe tin Mike rủ Roger ngồi chung bàn học với mình.

Nếu như bạn không sinh ra và lớn lên ở tận miền nam nước Mỹ xa xôi này, như tôi đây, thì bạn sẽ không thể nào hiểu được những tin này khủng khiếp như thế nào. Tôi lập tức hẹn gặp giáo viên dạy lớp con tôi.

Cô giáo đón tôi với đôi mắt mệt mỏi và đầy hoài nghi. Cô nói:

- Thưa bà, tôi cho là bà cũng muốn con trai mình được ngồi chung với một học sinh khác, phải không ạ? Bà vui lòng chờ cho một lát. Tôi cũng có một cuộc hẹn với một phụ huynh khác và bà ấy đang đến kìa.

Vừa lúc ấy, tôi trông thấy một phụ nữ trạc tuổi tôi bước tới. Tim tôi tự nhiên đập mạnh bởi tôi đoán chắc bà ấy là mẹ của Roger. Nơi bà toát lên vẻ trầm lặng và hết sức đĩnh đạc của một người phụ nữ có phẩm cách, nhưng những điều đó cũng không giúp bà ta giấu được nỗi lo lắng thể hiện qua giọng nói:

- Cháu Roger thế nào rồi, thưa cô? Tôi mong rằng con tôi vẫn quan hệ tốt với những đứa trẻ khác. Nếu không như thế, cô cho tôi biết nhé!

Bà ngập ngừng khi tự nêu câu hỏi:

- Cháu có làm điều gì khiến cô phải phiền lòng không? Ý tôi nói là việc cháu phải thay đổi chỗ ngồi quá nhiều lần!

Tôi cảm nhận được sự căng thẳng tột độ trong lòng mẹ của Roger, vì chắc bà đã biết rõ câu trả lời. Nhưng tôi thấy tự hào cho cô giáo lớp một này khi nghe cô dịu dàng đáp:

- Không có đâu, thưa bà! Cháu Roger không làm gì để tôi phải phiền lòng cả. Chẳng qua trong những tuần đầu tiên, tôi cố gắng chuyển đổi chỗ ngồi để cuối cùng em nào cũng tìm được người bạn hợp với mình thôi.

Bấy giờ tôi mới giới thiệu mình và nói rằng con trai tôi là bạn cùng bàn mới của Roger và tôi hy vọng hai đứa nó sẽ thương mến nhau. Ngay lúc nói ra tôi đã biết những lời của mình hoàn toàn sáo rỗng, chứ tận đáy lòng, tôi thực sự không muốn điều này. Nhưng rõ ràng là câu nói ấy đã làm yên lòng mẹ của Roger.

Đã hai lần thằng bé Roger mời Mike đến nhà mình chơi, nhưng lần nào tôi cũng viện lý do để không cho con tôi đi. Và rồi có một việc xảy ra khiến cho lòng tôi cứ day dứt mãi không thôi khi nghĩ lại cách cư xử của mình.

Vào ngày sinh nhật của tôi, Mike đi học về cầm trên tay một tờ giấy lấm lem được gấp lại vuông vức. Tôi mở ra và nhìn thấy ba bông hoa và dòng chữ “Chúc mừng sinh nhật Cô!” được viết nắn nót bằng bút chì ở mặt trong tờ giấy và một đồng cắc năm xu.

- Roger gửi tặng mẹ đó! - Mike nói - Đó là tiền mua sữa của bạn ấy. Khi con nói hôm nay là sinh nhật của mẹ, bạn ấy nhờ con mang về tặng mẹ. Bạn Roger nói rằng mẹ cũng là mẹ của bạn ấy, vì mẹ là người mẹ duy nhất đã không yêu cầu bạn ấy phải đổi sang bàn khác.

Bí mật của thiên đàng và địa ngục

Vị sư già ngồi bên vệ đường. Ông ngồi, đôi mắt khép lại, hai chân xếp bằng và hai tay đặt thong thả trên đùi.

Một Dawn mới của tôi

Lần đầu tiên khi nghe Laura, con gái tôi, báo tin nó sắp là một người mẹ - còn tôi sắp là một bà ngoại - tôi đã khóc với những giọt nước mắt hạnh phúc. Nhưng rồi tận dưới đáy lòng tôi, một điều gì thầm kín đang khuấy động.

Hãy là chính mình

Bạn không cần phải trở thành người giống như mẹ của mình trừ khi bạn muốn thế. Bạn cũng không cần phải trở nên giống bà ngoại hay bà cố của mình hoặc giống một người nào đó phía gia đình bên nội.

Điểm sáng sau thất bại

Thomas Edison đã tiến hành thử nghiệm hơn 2.000 chất liệu khác nhau để chế tạo dây tóc cho bóng đèn điện. Qua bao vất vả và thời gian dài nhưng vẫn không tìm ra được chất liệu nào thích hợp

Bông hoa đẹp nhất

Đã từ lâu rồi, tôi thường nhờ một người cung cấp cho tôi những khuyết áo hoa hồng để cài lên ve áo cơmplê mỗi ngày chủ nhật. Vì tôi luôn mặc chiếc áo có đính hoa vào sáng chủ nhật nên thật tình tôi không nghĩ nhiều về điều ấy...

Bàn tay cô giáo

Trong ngày lễ Tạ ơn, một cô giáo dạy lớp một nọ đã bảo những học sinh của mình vẽ một bức tranh về điều gì đó mà các em biết ơn. Cô muốn biết xem những đứa trẻ từ các vùng phụ cận nghèo nàn này thật sự mang ơn ra sao...

Quà tặng từ trái tim

Người ta rất cần những món quà đến từ trái tim, đặc biệt là vào ngày lễ. Trong thế giới đầy hối hả này, việc trả tiền bằng thẻ tín dụng dễ dàng hơn nhiều so với việc tặng một món quà xuất phát từ trái tim.

Cái giá của ước mơ

Tôi sinh ra và lớn lên trong nghèo khó, cùng với sáu anh trai, ba chị em gái. Dù gia đình tôi không có bất cứ tài sản quý giá gì, nhưng lúc nào cũng tràn ngập tình yêu thương và sự quan tâm.

Tấm lòng cô giáo

Chúng tôi đang trong giờ học của cô Virginia Deview, khúc khích cười, thọc mạnh vào nhau và bàn tán về những “tin tức” mới nhất trong ngày, như thuốc chải mí mắt màu tím đặc biệt mà Cindy đang dùng...