Sự tích 1000 con hạc giấy

Chuyện kể rằng một nàng tiểu thư đài các con gái huyện quan yêu say đắm một chàng thư sinh nghèo. Hai trái tim đến với nhau bằng tình yêu tinh khôi tuổi xuân thì. Chuyện đến tai huyện quan, ông đùng đùng nổi giận và ra sức ngăn cấm. Thì ra huyện quan chê chàng thư sinh quá nghèo và vốn dĩ ông đã có kế hoạch kén rể là con trai một vị thương gia giàu có. Bị cấm đoán, nàng tiểu thư ngày ngày u sầu, ra vào buồn tênh, sắc xuân héo úa.

Mối tình giữa nàng tiểu thư và chàng thư sinh càng bị cấm càng trở nên mãnh liệt. Tức tối, huyện quan gọi chàng thư sinh đến và ra một điều kiện, nếu chàng thư sinh đáp ứng sẽ được gả con gái. Điều kiện là trong vòng ba ngày đêm, chàng thư sinh phải xếp đúng 1.000 con hạc giấy làm lễ vật cầu hôn.

Thế là trong ba ngày liên tiếp, chàng thư sinh cắm cúi xếp hạc giấy. Đêm trước thời hạn ba ngày, chàng vừa xếp xong con hạc giấy thứ 999 thì bất tỉnh vì kiệt sức. Vài ngày sau, chàng qua đời. Người ta chôn chàng ở một ngọn đồi hoang vắng sau chợ huyện. Một thời gian ngắn sau đó, người ta phát hiện trên mộ chàng thư sinh có con hạc giấy thứ 1.000 rỉ máu.
Nàng tiểu thư không được biết câu chuyện này, càng không biết về cái chết của người tình. Nàng đành phải chấp nhận lên kiệu hoa về nhà chồng. Trước ngày vu qui một con trăng, nàng vô tình biết chuyện chàng thư sinh và con hạc giấy thứ 1.000 bên mộ vắng. Đau xót đến tột cùng, nàng lâm bệnh nặng. Trước khi qua đời, nàng cầu mong cha cho phép được chôn bên cạnh mộ chàng thư sinh.
Bẵng đi một thời gian nữa, người ta ra thăm mộ hai người thấy từ hai nấm mồ mọc lên hai cây lạ, từ hai thân cây mọc ra hai cành cây hướng về nhau, gắn chặt với nhau không rời dù cho trời có đổ mưa to gió lớn hay tuyết sương giăng phủ. Từ đó trở đi, dân gian truyền tụng nhau sự tích Ngàn cánh hạc giấy và gắn mối tình đẹp đẽ ấy của hai người với câu tục ngữ “Như chim liền cánh, như cây liền cành”. Người đời sau còn sáng tác nhiều bài hát về ngàn cánh hạc giấy để thổ lộ nỗi niềm những kẻ yêu đương bị cách trở.

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...

Con ma báo thù

Ngày xưa ở Gia-định có một tên cướp lợi hại bị bắt và kết án tử hình. Trong ngục, hắn ta bảo người nhà đem hậu lễ đến chạy chọt với tên quan án để mong quan cố tìm cách cứu hắn thoát chết...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Cái cân thuỷ ngân

Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả...

Truyện cổ tích quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé....

Cóc kiện trời

Ngày xửa ngày xưa, vào một năm không nhớ rõ năm nào, trời làm hạn hán khủng khiếp, nắng lửa hết tháng này đến tháng khác thiêu cháy cây cối, hút cạn nước sông ngòi, đầm hồ...

Đồng tiền Vạn Lịch

Ngày xưa ở huyện Thanh Trì có một anh chàng học trò nghèo họ Nguyễn. Anh ta mồ côi cha, nhà cửa sa sút. Người mẹ làm nghề chống đò ngang cố nuôi cho con ăn học...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...