Sự tích cây chổi

 Sự tích cây chổi

Ngày trước ở trên cung đình của nhà trời có người đàn bà rất khéo tay, bà nấu ăn rất ngon. Những thứ bánh trái mà bà chế ra đều là tuyệt phẩm cả, chỉ cần nếm qua những món ăn ấy là lại không cách nào quên được hương vị của nó. Vì thế bà được Ngọc Hoàng thượng đế giao cho trách nhiệm trông nom toàn bộ chuyện nấu nướng ở thiên trù.

Tuy nhiên thì bà lại có tật ăn vụng, cũng rất tham lam nữa. Lệ của nhà trời đã quy định rất rõ ràng, người hầu kẻ hạ có thức ăn riêng, không bao giờ được phép đụng chạm tí gì tới ngự thiện, kể cả đó là đồ mà Ngọc Hoàng bỏ thừa. Nhưng mà những luật lệ ấy cũng không thể nào mà ngăn cản được những người thèm khát và đã nổi lòng tham. Vì thế người đàn bà kia vẫn luôn tìm mọi cách làm kho thức ăn nhà trời dần hao hụt.

Bà ta tuy tuổi cũng đã quá xuân rồi nhưng lại rất yêu lão chăn ngựa của thiên đình. Mà đời sống thường ngày của đám người chăn ngựa ở cõi trời chẳng khác chi dưới cõi đất cả, đều rất cực khổ và khó khăn. Mà người đàn ông ấy lại rất thích rượu, kể từ khi ông ta gặp được người đàn bà kia thì lại thêm thói thèm đồ ăn ngon.

Người đàn bà say mê lão chăn ngựa tưởng chừng như chẳng còn gì hơn cả. Mỗi khi mà thấy ông ta thèm đồ ăn hay đồ uống nhà trời thì bà ta chẳng ngần ngại điều gì. Đã không biết bao nhiêu lần bà đánh cắp thịt rượu ở thiên trù để giấu mang cho ông ta ăn. Cũng có không ít lần bà đem ông ta tới kho rượu nhà trời để mặc cho ông uống say bí tỉ.

Vào một ngày kia, hôm ấy Ngọc Hoàng mở tiệc lớn để chiêu đãi quần thần trên thiên đình. Bà cùng với các bạn cùng nấu bếp với mình phải làm việc tất bật. Bởi vì chỉ chập tối là tất cả món ăn đều phải được chuẩn bị đầy đủ rồi. Để cho khi ánh nguyệt đêm rằm chiếu sáng thì mọi người có thể bắt đầu nhập tiệc.

Tuy nhiên, vào giữa lúc mà cỗ đang được dọn lên mâm, ở đằng xa kia bà lại nghe được tiếng của lão chăn ngựa đang hát. Biết là ông đến tìm mình nên bà lại lật đật chạy ra đón, sau đó bà đưa ông giấu vào trong một góc chạn. Bà ta đem đến mấy chén rượu cho ông ta, đó là thứ rượu ngon nhất thiên tào, sau đó lại phải đi ra để làm cho xong mẻ bánh hạnh nhân đang làm dở.

Bởi vì lão chăn ngựa vừa cho đàn ngựa đến bến sông tắm về. Khi bưng bát cơm hẩm của mình thì ông ta lại sực nhớ tới những thứ rượu thịt giờ đang ê chề trong thiên trù, vì thế nên mới vội vã lần mò đến. Ở trong góc chạn tối tăm, ông uống ừng ực liền mấy chén rượu và lấy làm khoan khoái lắm. Những chén rượu này quả là tuyệt hảo, hơi men thấm vào khiến ông ta choáng váng. Đột nhiên ông ta lại thèm thứ gì để mà đưa cay. Mà trên giá mâm để ngay gần đó, những thứ mỹ vị cứ đưa hương thơm phức tới chỗ ông. Đang cơn đói, lại trong bóng tối, ông ta liền lật lồng bàn lên rồi bốc lấy bốc để, chẳng kiêng dè gì nữa.

Đến khi lính hầu đem những mâm ngự thiện ấy trình lên bàn tiệc thì món nào đều như có người đã nếm qua từ trước vậy. Ngọc Hoàng trông thấy thì nổi cơn thịnh nộ, và tiếng quát mắng của Người khiến cho tất cả đều hết sức sợ hãi. Sự giận dữ của Ngọc Hoàng đã khiến cho bữa tiệc đang vui vẻ cũng phải ảm đạm. Không còn cách nào khác, người đàn bà nấu bếp đành phải cúi đầu mà nhận tội.

Vì đây là tội nặng nhất trên thiên đình nên cả hai người bị Ngọc Hoàng thượng đế đày xuống nơi trần gian làm những chiếc chổi quét nhà, cả năm phải làm việc không nghỉ tay, còn phải tìm thức ăn ở trong đống rác rưởi vô cùng dơ bẩn ở nơi trần gian kia.

Một thời gian rất lâu sau đó, vì thấy phạm nhân kêu than rằng suốt năm suốt tháng đều phải làm khổ sai không ngơi không nghỉ. Ngọc Hoàng thượng đế vì thương tình nên cho phép bọn họ được nghỉ ngơi ba ngày trong một năm. Mà ba ngày ấy chính là ba ngày diễn ra Tết Nguyên đán, bởi vậy nên con người mới có tục lệ là kiêng quét nhà quét cửa trong ngày Tết.

Hơn nữa trong dân gian còn có câu đố như sau: “Trong nhà có bà hay la liếm”, chính là mô tả về thần tình và động tác khi dùng chổi quét nhà, tuy nhiên thì trong đó cũng có ngụ ý nhắc lại sự tích về cái chổi...

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Truyện cổ tích Tấm Cám

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám...

Sự tích chú cuội cây đa

Ngày xưa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật mình trông thấy một cái hang cọp...

Cây tre trăm đốt

Chuyện xưa kể lại rằng, ở vùng nọ có một người nông phu rất nghèo khó, vì vậy nên anh ta không còn cách nào khác là phải đến ở cho nhà một phú ông vô cùng giàu có...

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...

Âm dương giao chiến

Ngày ấy, có một trận mưa lụt rất dữ dội, khúc đê ở xã Thọ-triền bị vỡ, mùa màng hư hại, nhà cửa, súc vật trôi nổi theo dòng nước bạc...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...