Sự tích Cỏ và Lúa

Ngày xưa cỏ và lúa là con cùng một mẹ. Khi lớn lên, mẹ cho cỏ và lúa ở riêng mỗi người một cánh đồng.

Lúa vốn chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó nên mỗi ngày một khỏe mạnh, tươi tốt, làm ra những hạt thóc mẩy căng như hạt chanh. Còn cỏ thì lười nhát, chỉ thích ăn chơi lêu lỏng suốt ngày, chẳng thích làm gì, người nó ốm o gầy còm. Nó chẳng bao giờ làm ra được cái hạt có ích cho con người.

Tuy vậy, cỏ và lúa vẫn đi lại thăm nhau. Mỗi lần tới chơi với lúa, cỏ thường lén đi ban đêm, hay xin ăn hoặc lấy trộm thức ăn của lúa. Biết vậy nhưng thương cỏ, lúa không nỡ trách mắng hoặc xa lánh nó mà vẫn tìm lời khuyên nhủ ân cần.

Nhưng cỏ chứng nào tật nấy. Nó vẫn lười nhát như xưa. Một hôm lúa làm cỗ mừng sinh nhật và mời cỏ ăn uống. Không còn giữ ý tứ gì. Khi no căng bụng, cỏ nằm lăn ra ngủ. Nó ngủ say xưa đến lúc ông mặt trời mọc. Rồi mặt trời đứng bóng nó vẫn chưa dậy.

Đến xế chiều, cỏ mới cựa mình, mở mắt. Nhưng xấu hổ về tính lười nhát, tham ăn, cỏ không dám ra đường về nhà. Sợ mọi người chê cười, nó khẩn khoản xin ở lại nhà lúa. Lúa không hài lòng, nhưng vốn hiền lành và thương em, đành cứ để cho cỏ ở.

Từ đấy, cỏ thích sống chung với lúa để đỡ khỏi làm việc mà vẫn có ăn. Nó lại sang cả hàng xóm tranh ăn với ngô, đậu, rau nữa. Vì thế, hễ thấy cỏ mọc lên là người ta lại nhổ vứt đi. Chẳng ai ưa cái tính lười nhát, ăn bám, phá hại của cỏ.

Chuyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều

Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...

Người con gái Nam Xương

Ngày xưa, ở làng Nam-xương có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Nàng lấy chồng là Trương sinh vốn là người cùng làng. Trương sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ...

Nàng tiên ốc

Chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn...

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...

Sự tích con muỗi

Có hai vợ chồng nhà nọ yêu nhau rất mực. Ngày mới lấy nhau, họ đã từng ăn thề hẹn không bỏ nhau. Nếu không may một trong hai người chết đi thì người kia sẽ chết theo để xuống âm ty cho có bạn...

Trạng nguyên Giáp Hải

Trạng nguyên Giáp Hải là một nhân vật lịch sử có thật thời nhà Mạc, được ghi chép trong Đại việt sử ký toàn thư. Tuy xuất thân nghèo khổ, nhưng sự kiên trì học tập và tài năng của ông đã được lịch sử ghi nhận và lưu truyền trong dân gian...