Sự tích ngày Lễ Vu Lan báo hiếu

Ông Ma Ha Một Đặc Già La (thường được gọi là Mục Kiền Liên, gọi tắt là Mục Liên). Vốn là một trong các tu sĩ khác đạo, về sau Mục Liên đã "quy y" cửa Phật và trở thành một đệ tử lớn của cửa Phật, đạt được sáu phép thần thông. Mục Liên được xếp vào hạng thần thông đệ nhất trong hàng đệ tử của Phật. 

Sau khi đã tu thành chính quả A La Hán, Mục Liên không nguôi nhớ về mẫu thân (xưa kia "mẫu thân" là Mẹ) và muốn biết mẹ mình bây giờ ra sao, Mục Liên đã dùng huệ nhãn của mình để tìm kiếm mẹ. Trước kia, do gây phải nhiều nghiệp ác nên mẹ Mục Liên phải sanh làm quỷ đói (ngạ quỷ) ở nơi địa ngục A Tỳ, bị đói khát và hành hạ vô cùng khổ sở. Thân hình chỉ còn da bọc xương, bụng ỏng đầu to, cổ như cọng cỏ,  vô cùng tiều tụy, khát cũng không có nước uống. 

Quá xót xa và thương cảm, Mục Liên đang mang cơm xuống tận cõi quỷ để dâng cho mẹ. Tuy nhiên, do ở xung quanh lâu ngày đều là quỷ đói lâu ngày không được ăn nên mẹ của Mục Liên đã dùng một tay che cơm của mình đi để khiến các cô hồn khác không đến tranh cướp. Vì thế, khi đưa cơm lên miệng thì đều hóa thành than đỏ rực, không sao có thể nuốt nổi. 

Mục Liên buồn bã quay về tìm Phật, bạch chuyện cùng Đức Phật và xin được chỉ dạy cách để cứu mẹ. Phật đã dạy rằng: Vì những nghiệp chướng mà các kiếp trước mẹ của Mục Liên mà bà phải sinh vào nơi ác đạo và trở thành ngạ quỷ. Dù Mục Liên có phép thần thông quảng đại hay tận hiếu với mẹ tới đâu cũng đều không thể đủ sức cứu mẹ. Cần phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp nẻo và đồng tâm hiệp ý "cầu xin cứu rỗi" mới có thể thành được. 

Bởi thế, Phật đã dạy Mục Liên phải cúi mình thành kính đi rước các chư tăng khắp mười phương bốn hướng về, đặc biệt là những vị chư tăng đã được bốn quả thánh hoặc đạt đủ 6 phép thần thông. Nhờ những công đức của các vị này, vong linh mẹ của Mục Liên mới mong thoát được khỏi khổ đạo. Ngày Rằm Tháng Bảy là ngày thích hợp nhất để đến "cung thỉnh" chư tăng hay đi sắm sửa lễ cúng vào ngày đó. 

Mục Liên làm đúng theo những lời Phật dạy. Quả nhiên, vong linh mẫu thân của ông đã thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà sanh về cảnh giới lành. Ở Việt Nam, lễ Vu Lan được thực hiện vào Rằm Tháng Bảy âm lịch. Tuy nhiên, do ở ngày này, nhiều gia đình đã tổ chức làm lễ cúng "Xá tội vong nhân" nên nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa hai lễ cúng này. Mặc dù vậy, cả hai lễ này đều mang đến ý nghĩa chung là làm phúc và báo hiếu. 

Không chỉ ngày lễ Vu Lan mà tất cả mọi ngày trôi qua, chúng ta đều cầu mong rằng cha mẹ luôn khỏe mạnh, cũng như câu: “Đêm đêm con thắp đèn trời, cầu cho cha mẹ sống đời với con”.

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.

Ông tướng gầy

Thuở xưa có một người thợ rừng lực lưỡng khoẻ mạnh. Cái rìu cái búa thông thường anh cầm lỏng tay, phải thuê thợ rèn đánh to bằng hai bàn tay xoè, dùng mới vừa sức...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Miếng trầu kỳ diệu

Ngày xưa, có một anh học trò tầm thường tên là Hồ Sinh. Gia tư của hắn cũng không lấy gì làm thiếu thốn, nhưng ngày đêm, hắn chỉ những mong muốn một chút danh phận...

Bụng làm dạ chịu

Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và khoác lác. Người vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...

Bảy điều ước

Ngày xưa có hai vợ chồng bác nông sinh được hai người con trai. Người anh thì tham lam, lười biếng còn người em thì thật thà, tốt bụng, chăm chỉ chịu thương chịu khó...

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...