Sự tích tết hàn thực

Tương truyền, Tết Hàn thực ở Việt Nam bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc mà vẫn được lưu truyền cho tới ngày nay.

Đời Xuân Thu, vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sống cảnh nay trú nước Tề, mai ở nước Sở. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo phò vua đã giúp đỡ nhiều mưu kế. Một hôm, trên đường lánh nạn, lương thực cạn kiệt, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong, hỏi ra mới biết đem lòng cảm kích vô cùng.

Giới Tử Thôi theo phò vua Tấn Văn Công trong vòng mười chín năm trời, cùng nhau nếm mật nằm gai, khổ luyện thành tài. Về sau, Tấn Văn Công dành lại được ngôi vương, trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công khi tòng vong, nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình theo vua phò vua là chuyện nên làm, ông cho rằng những việc đó đâu có gì đáng nói.

Vì thế, ông về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Vua đau lòng, thương xót nên đã lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn tưởng niệm Giới Tử Thôi.

Cũng từ đó, ngày mùng 3/3 âm lịch hằng năm được coi là ngày Tết Hàn thực, nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của những người đã khuất. Vào những ngày này, người dân đều ăn đồ nấu chín để nguội với tấm lòng thành kính nhất.

Mặc dù có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt. Vào ngày này người Việt không kiêng lửa, vẫn nấu nướng bình thường. Điều đặc biệt, người Việt còn sáng tạo nên bánh trôi, bánh chay với ý nghĩa tượng trưng đó là những thức ăn nguội – hàn thực.

Tết Hàn thực của người Việt không liên hệ tới Giới Tử Thôi mà những món ăn ngày này làm ra đều được cúng gia tiên với ý nghĩa con cháu đều hướng về tổ tiên, nguồn cội. Và cũng trong dịp này, dù ai đi đâu, ở đâu đến ngày mùng 3/3 âm lịch cũng cố gắng về với gia đình để được đi tảo mộ, để cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình.

Và những truyền thống này đã ăn sâu vào tiềm thức người Việt, để rồi cứ đến ngày Tết Hàn thực, người người nhà nhà lại nô nức chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay. Với mùi thơm phức của đỗ xanh, đường mật, không khí tết dường như trở nên sôi động và ý nghĩa hơn.

Con ngựa mù

Ngày xưa lâu lắm rồi, trên đất nước Nga có một thành phố buôn bán sầm uất ở gần cửa biển. Ở thành phố ấy có một thương nhân rất giàu có. Thuyền ông ta chở hàng đi khắp bốn biển năm châu nên ông ta thu được nhiều bạc vàng...

Chú thợ may nhỏ thó can đảm

Vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời, một chú thợ may bé nhỏ ngồi trên phản bên cửa sổ chăm chú khâu, trong lòng có vẻ khoan khoái lắm...

Chó sói và bảy chú dê con

Ngày xửa ngày xưa, có một con dê cái già sinh được bảy chú dê con. Mẹ nào mà chả thương con, dê mẹ thương yêu đàn con của mình lắm. Một ngày kia, dê mẹ vào rừng kiếm thức ăn...

Rapunzel cô gái tóc dài

Ngày xưa có hai vợ chồng nhà kia không có con, họ mong rằng ngày kia trời sẽ thương cảnh ngộ họ. Nhìn qua cửa sổ sau nhà thì thấy một mảnh vườn tuyệt đẹp, trồng toàn hoa thơm, các loại rau lạ...

Chu du thiên hạ để học rùng mình

Một người cha có hai người con trai. Người con trai cả thông minh, khôn ngoan luôn tìm cách giải quyết tốt nhất mọi việc...

Người mua giấc mơ

Ngày xửa ngày xưa có hai người lái buôn, một già một trẻ. Họ thường cùng nhau đi buôn chuyến. Một ngày họ đi đến bờ biển thuộc làng Teraddomai. Họ đã thấm mệt sau một chặng đường dài nên họ ngồi nghi một lát...

Alibaba và bốn mươi tên cướp

Một ngày nọ, khi đang đốn củi trong rừng, Ali Baba trèo lên một thân cây để chặt một cành cao. Đột nhiên anh ngừng đốn vì nghe có tiếng vó ngựa. Một nhóm người đang cưỡi ngựa đến. Trông họ có vẻ dữ dằn và giống những tên cướp...

Ông lão đánh cá và con cá vàng

Xưa kia, ở một bờ biển rất rộng lớn nọ, có một ông lão làm nghề đánh cá cùng chung sống với người vợ của mình. Hai vợ chồng già sống trong túp lều rách nát, tồi tàn...

Cô bé bán diêm

Vào buổi đêm giáng sinh ngày ấy, bên ngoài trời những bông tuyết cứ triền miên rơi mãi mà không dừng, những cơn gió lạnh thấu xương lại tô điểm hơn cho cái ngày giáng sinh vô cùng đặc biệt trong năm, cái ngày mà chúa sinh ra đời…