Tại sao đặc trưng của một số loài cá xuất hiện trong phôi thai của cơ thể con người?

Người là sản phẩm của giới động vật qua một thời gian dài phát triển. Về nghĩa rộng mà nói, khi sự sống nguyên thuỷ xuất hiện cách đây 3,5 - 3,8 tỉ năm đã thai nghén sự xuất hiện của con người. Nhưng nói theo nghĩa hẹp thì người thuộc về loài động vật có xương sống, mà động vật có xương sống bậc thấp nhất là loài cá, do vậy không chỉ có cách nói "từ loài cá đến loài người", mà còn có không ít nhà khoa học cho rằng, loài cá là tổ tiên sớm nhất của loài người.

Như mọi người đều biết, người là do vượn người tiến hoá thành, mà vượn người là do vượn cổ tiến hoá thành, vượn cổ là loài động vật có vú, động vật có vú là do loài cá, động vật lưỡng thê đến động vật bò sát từng bước tiến hoá thành, đây chính là con đường đi qua của loài người trong khi thai nghén. Trong quá trình tiến hoá từ cá đến người, đã trảỉ qua sự xuất hiện của miệng, của tứ chi và sự xuất hiện của noãn nhau thai, cùng với sự biến đổi về chất như nhiệt độ cơ thể cố định, sinh đẻ bằng bào thai. Chính là thông qua mấy lần thay đổi về chất, cuối cùng mới sản sinh ra con người.

Trong tiến trình lịch sử từ cá đến người này, không chỉ giữ được hoá thạch ở trong địa tầng, mà còn ghi được dấu ấn về các giai đoạn phát triển phôi thai của người. Sau khi người thụ thai phát triển được khoảng 1 tháng, tứ chi rất giống vây của loài cá, hai bên cổ xuất hiện "rãnh mang", rất giống khía mang xuất hiện ở loài cá và động vật lưỡng thê khi nhỏ. Phôi thai của con người giai đoạn đầu có đuôi, đặc biệt khi ở tháng thứ hai, đuôi phát triển nhất, đến tháng thứ ba, đuôi mới bắt đầu thoái hoá. Tất cả những điều này, lại thêm vào sự hoá thạch của các loài động vật có xương sống, đã chứng minh một cách đầy đủ loài cá và loài người có quan hệ tiến hoá rất mật thiết với nhau.

Tại sao trong hệ Mặt trời lại có nhiều tiểu hành tinh như vậy?

Trong hệ Mặt trời có những gì? Một nhà thiên văn học đã từng trả lời một cách khéo léo rằng: “Một bó nhỏ những hành tinh lớn và một bó lớn những tiểu...

Tại sao trên núi lại có nhiều cây tùng?

"Chúng ta phải cao như cây tùng, không sợ sương gió, không ngại lạnh giá, xum xuê xanh ngát, bốn mùa xanh tươi”. Đây là sự tán dương của con người đối...

Vì sao trong máy tính điện tử người ta xử lí thông tin dựa vào các số hệ đếm cơ số hai?

Hệ đếm thường dùng là hệ đếm cơ số 10, nếu 10x = y thì ta có log10y = x, thế nhưng trong lí thuyết thông tin, các loại máy tính lớn nhỏ đều dùng các...

Những thí nghiệm “đẹp nhất” trong lịch sử

Những thí nghiệm khoa học hiện nay thường phức tạp, chỉ có thể thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu, với chi phí lên tới hàng triệu USD. Tuy nhiên, khi...

Thế nào là kết cấu sức căng?

Kết cấu sức căng là kết cấu mái nhà nhẹ, tiện lợi, linh hoạt, kinh tế nhất được phát triển gần 30 năm trở lại đây, nó được phát triển trên cơ cấu cáp...

Tại sao có một số kí sinh trùng có ích với loài người?

Nhắc đến kí sinh trùng, không khỏi làm cho người ta cảm thấy đáng ghét, bởi vì kí sinh trùng mà mọi người quen thuộc nhất chính là giun đũa, nó thích kí sinh trong đường tiêu hoá...

Điện thoại nhìn được và điện thoại truyền hình là một chăng?

Nói tới điện thoại truyền hình, có thể bạn sẽ đoán nó là đời sau của sự kết hợp giữa ti vi và máy điện thoại. Sự ra đời của điện thoại truyền hình...

Thế nào là "bức xạ phông vũ trụ 3 K"?

Năm 1964 Công ty điện thoại Bell của Mỹ có hai kỹ sư trẻ là Penzias và Wilson trong khi điều chỉnh anten parapôn cỡ lớn đã bất ngờ nhận được những tạp...

Ăn trứng gà như thế nào mới có lợi cho sức khỏe?

Trứng gà là loại thực phẩm phổ thông, giàu dinh dưỡng, dễ ăn, lại rẻ, do đó được nhiều người ưa thích.