Tại sao động vật có thể cho chúng ta cảm giác yêu hoặc ghét?

Trong truyện cổ tích, các công chúa xinh đẹp hiền hậu thường dắt theo những động vật nhỏ đáng yêu, những động vật nhỏ này rất thông minh, hoạt bát, giống như thiên sứ vậy; ngoài ra còn có rất nhiều bạn nhỏ cũng rất yêu quý những chú chó, chú mèo nhỏ. Nhưng cũng có một số động vật, chúng không những đóng vai ác quỷ trong truyện cổ tích, mà còn bị loài người rất căm giận. Vậy thì, động vật làm thế nào lại có thể cho chúng ta cảm giác yêu ghét này nhỉ?

Vấn đề này đã gây nên sự chú ý của các nhà khoa học. Qua điều tra thống kê, họ đã phát hiện được phản ứng yêu ghét của loài người đối với động vật chủ yếu xuất phát từ 3 phương diện: trực giác, tập tục truyền thống và nhận thức được hình thành từ xưa đến nay.

Trực giác là phản ứng đầu tiên của con người đối với động vật, những động vật có hình dáng, khuôn mặt tương đối giống người thường tạo cho chúng ta thiện cảm hơn. Ví dụ như loài khỉ, tuy chúng bướng bỉnh hay gây chuyện, đôi khi còn có thể bày ra một số trò đùa tai ác, nhưng hàng nghìn năm qua, sự yêu thích của loài người đối với chúng vẫn không thay đổi. Còn thân hình uốn éo của loài rắn hoàn toàn không hợp với loài người, cho dù là loài rắn không độc rất xinh đẹp, nhưng đa số loài người vẫn sợ mà tránh xa chúng.

Tập tục truyền thống cũng là yếu tố quyết định sự yêu ghét của con người đối với động vật. Ví dụ chim khách thường là đối tượng mà con người rất hoan nghênh, bởi vì chim khách tượng trưng cho sự tốt lành; còn đối với con quạ, con người ghét đến nỗi cũng không muốn nhìn, bởi vì trong mắt của nhiều người, quạ mang đến sự rủi ro, không may cho họ. Đương nhiên, do mối quan hệ về mặt tập quán, tình cảm yêu ghét của những người khác nhau đối với cùng một loài động vật cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, trong mắt của một số người, rùa là tượng trưng cho sức khoẻ và tuổi thọ, còn trong mắt của một số người khác, rùa lại là dấu hiệu của sự sợ hãi, rụt rè, nhu nhược.

Trong nhiều trường hợp, tình cảm yêu ghét của con người đối với động vật bắt nguồn từ nhận thức từ xưa đến nay đối với chúng. Ví dụ như ruồi và ong đều là một loài côn trùng kêu "vù, vù", nhưng ruồi gieo rắc vi khuẩn gây bệnh, gây ra tật bệnh, vì vậy loài người rất ghét chúng, còn ong lại truyền phấn hoa, trở thành sứ giả bảo vệ hoa được mọi người yêu mến.

Do vậy, có thể thấy rằng, nguyên nhân sinh ra tình cảm yêu ghét của con người đối với động vật là ở nhiều phương diện. Đương nhiên bề ngoài càng đáng yêu càng tốt, nhưng thói quen của động vật và tập tục truyền thống cũng là nhân tố quan trọng tạo nên cảm giác của con người.

Vì sao mưa đá chỉ xuất hiện vào mùa nóng?

Vào cuối mùa Đông và trong mùa hè, khi nhiệt độ không khí lên cao, những cơn mưa thường quăng xuống mặt đất vô số hạt băng hình cẩu, hình côn và các...

Máy tính bỏ túi và máy vi tính có gì khác nhau?

Người ta không gọi máy tính bỏ túi (calculator) là máy vi tính (computer). Vì sao vậy?

Vì sao mặt thanh niên dễ phát sinh nốt mụn?

Ở nhiều thanh niên độ tuổi 17-18, trên mặt thường xuất hiện những nốt mụn (y học gọi là nốt mẩn). Chúng nhấp nhô cao thấp khiến cho họ cảm thấy rất...

Các loại cảm giác của người máy từ đâu mà có?

Con người dựa vào cơ quan cảm giác để cảm nhận sự vật xung quanh. Con người có thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác, có thể cảm nhận...

Liệu có thể có công thức tính số nguyên tố?

Ta đã biết số nguyên tố chỉ có thể chia hết cho số 1 và chính số đó. Chúng ta còn biết là có thể nhận biết số nguyên tố qua “sàng Eratosthenes”.

Loài hoa chuyên “đánh” côn trùng

Cây dâu để cho tằm ăn lá mà không than nửa lời. Cây sồi cũng chịu để con người đốn trong im lặng… Vậy có khi nào thực vật giữ thế chủ động không? Có...

Tên lửa photon là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học luôn tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Năm 1953 nhà khoa học Đức đưa ra ý tưởng tên lửa...

Các cảng hiện đại có những chức năng gì?

Trên thế giới có nhiều thành phố lớn phồn thịnh được xây dựng ở sát biển, ngoài giao thông về đường bộ và đường không ra, bến cảng nhộn nhịp và có...

Vì sao đảo Trường Hưng lại được mệnh danh là đất quýt của Thượng Hải?

Quýt là một loại cây ăn quả sống ở vùng nhiệt đới châu Á, ưa khí hậu ấm và ẩm ướt. Khi nhiệt độ tăng lên 12.