Tại sao tàu thuyền có thể qua lại dễ dàng ở đập Cát Châu?

Năm 1984, trên sông Trường Giang ở thành phố Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, người ta xây dựng một con đập ngăn nước lớn, dài 2595 m, cao 47 m, đó là con đập của nhà máy thủy điện đập Cát Châu nổi tiếng. Xây dựng thành công đập Cát Châu, không những đã cung cấp một lượng điện năng phong phú cho các vùng chung quanh, mà còn cải thiện rất nhiều điều kiện vận tải đường sông thuộc vùng trung du và thượng du sông Trường Giang. Có lẽ bạn sẽ rất lấy làm lạ, chiều cao mực nước ở hai bên con đập lớn chênh lệch nhau đến mấy chục mét, các tàu thuyền qua lại trên sông Trường Giang thuận tiện không?

Số là, ở quãng giữa đập Cát Châu dài và rộng, người ta xây một âu thuyền lớn nhất ở trong nước, nó giống như một cái hộp hình chữ nhật, dài 280 m, rộng 34 m, đó là khu vực quá độ cho tàu thuyền đi qua đập có độ chênh lệch mực nước rất lớn đó, nó là một âu thuyền đóng kín bởi các cửa đập trên và dưới. Khi tàu thuyền chạy xuôi theo dòng nước, đầu tiên qua cửa trên để vào âu thuyền, sau đó đóng cửa trên lại, nước ở trong âu thuyền được xả ra theo đường ống, tàu thuyền được hạ thấp dần theo mực nước. Khi mực nước ở trong âu thuyền ngang bằng với mực nước ở phía hạ lưu, thì có thể mở cửa dưới, tàu thuyền sẽ giống như đã xuống một bậc thềm, từ âu thuyền chạy ra mặt sông rộng lớn. Trái lại khi tàu thuyền từ phía hạ lưu chạy lên, thì trước tiên người ta cho nước vào âu thuyền, khiến cho thân tàu cũng nâng lên cao dần theo với mực nước được dâng lên, cho đến khi ngang bằng với mực nước ở thượng lưu.

Cửa đập ở trên âu thuyền đập Cát Châu cực kỳ lớn, chiều rộng mỗi cánh cửa là 19,7 m, cao 34 m, dày 2,7 m nặng đến 600 tấn. Mỗi cửa đập to và nặng như thế, đương nhiên cần dựa vào sự điều khiển bằng cơ giới mới đóng mở được, ở trên âu thuyền có nhiều trang thiết bị chỉ huy bằng tín hiệu và hệ thống điều khiển bằng vi tính, quá trình tàu thuyền qua đập được thực hiện tự động hoá hoàn toàn.

Vì sao tối mùa hè nhìn thấy sao nhiều hơn mùa đông?

Đêm hè trong sáng, ngẩng đầu lên ta thấy sao trên trời dày đặc, nhiều hơn hẳn so với mùa đông. Đó là vì sao? Điều đó có liên quan với hệ Ngân hà, bởi...

Hạt giống nhân tạo là gì?

Hạt giống là một căn cứ cơ bản về sự được mùa của cây trồng nông nghiệp. Nếu có những hạt giống tốt cùng với điều kiện thích hợp, có thể nói việc cây...

Tại sao lại có mưa sao Băng?

Vào ban đêm, thường có thể nhìn thấy sao Băng trong bẩu trời loé sáng lên, thể sao Băng gây ra những hiện tượng này phẩn lớn đều chỉ bằng những chiếc...

Vì sao phải định ra Luật môi trường quốc tế?

Luật môi trường quốc tế là một bộ phận cấu thành của luật quốc tế hiện nay, hơn nữa nó đang trở thành một bộ phận đặc biệt quan trọng. Vì môi trường...

Hình hoa tuyết có bao nhiêu chiều?

Mọi người đều biết câu chuyện người mù sờ voi. Theo truyền thuyết, có ba người mù chưa từng thấy một con voi lớn, thế nhưng họ lại muốn biết con voi...

Vì sao máu nhân tạo có thể thay thế máu tự nhiên?

Mọi người đều biết cuộc sống con người không thể tách rời với máu. Khi bị thương hoặc khi qua phẫu thuật thường bị mất nhiều máu, việc tiếp máu là một...

Tại sao tàu điện ngầm lại có thể thực hiện chế độ lái tự động?

Để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông ở thành phố, người ta đã đưa đường sắt chạy ngầm dưới lòng đất. Hiện nay, tàu điện ngầm (underground train)...

Vì sao glyxerol có thể làm da mềm mại?

Vào mùa đông thời tiết thường khô hanh, người ta thường bôi lên da một chút glyxerol.

Vì sao ở vùng núi có nhiều khoáng sản kim loại?

Một điều thực tế là ở đồng bằng có rất ít khoáng sản kim loại. Vì thế, những nước đồng bằng tuy mạnh về nông nghiệp, nhưng lại thiếu các mỏ quặng...