Tấm thiệp mừng

Tôi nghe nói nhiêu cặp vợ chuồng yêu nhau thắm thiết đến mức họ có thể đọc được ý nghĩ của nhau. Hồi còn trẻ, tôi mơ tưởng tới loại tình cảm gắn bó như vậy, khi trưởng thành, tôi đã tìm thấy nó qua mối quan hệ với người chồng của tôi. Chúng tôi có một ngôn ngữ không lời, và có sự đồng cảm về nhau. Ánh nói lên điều mà tôi mở miệng định nói. Ánh gọi điện cho tôi khi tôi sắp cầm máy lên để gọi cho ảnh. Thậm chí chúng tôi có những giấc mơ giống nhau. Chúng tôi biết đó là món quà đặc biệt nên hết sức nâng niu và gìn giữ. Tuy nhiên, khi kỷ niệm ngày cưới lần thứ bảy của chúng tôi đến gần, quan hệ của chúng tôi bắt đầu thay đổi, và chúng tôi cảm thấy một khoảng cách lớn dần lên giữa hai đứa.

Xét theo một khía cạnh, khoảng cách là điều quá rõ ràng. Hầu như chúng tôi rất ít khi gặp mặt

nhau. Mỗi buổi sáng, chồng tôi ra đi trước lúc bình minh, lái xe một tiếng đồng hồ tới chỗ làm, nhận phiên trực kéo dài tám tiếng rưỡi đồng hồ, rồi lái xe một tiếng đồng hồ để về nhà. Chúng tôi trao đổi một nụ hôn nhanh tạm biệt nơi ngưỡng cửa và tôi ra đi để nhận phiên trực đêm toàn-thời- gian của tôi. Vợ chồng tôi biết rõ khi phần công như vậy, chúng tôi mới có đủ tiền bạc lo cho con cái, nhưng cuộc hôn nhân của chúng tôi lại chịu ảnh hưởng trực tiếp.

Chúng tôi gọi điện cho nhau mỗi ngày, nhưng cuộc trò chuyện càng lúc càng gượng ép và đi theo kịch bản. Thí dụ tôi hỏi:

- Chuyến đi về nhà của anh thế nào?

- Bình thường. Như mọi ngày.

- Ngoài đường kẹt xe nhiều không?

- Không nhiều lắm. Buổi tối của em thế nào?

- Bình thường. Không có gì đặc biệt. Buổi tối anh muốn ăn gì?

- Ăn gì cũng được. Em nấu sao thì anh ăn vậy.

Chúng tôi tiếp tục trò chuyện như vậy đến khi ai đó ở chỗ làm gọi ảnh, hay bọn trẻ gọi tôi.

Tôi nhớ những buổi thảo luận mà chúng tôi thường dành cho nhau. Giờ đây chúng tôi không còn nhắc tới chuyện thời sự và chính trị nữa. Chúng tôi cũng không nhắc tới công việc của ảnh vì sếp của ảnh ngồi làm việc gần đó. Chúng tôi cũng không nhắc đến sách báo và phim ảnh, vì lâu lắm rồi tôi không đọc sách hay xem bộ phim nào.

Chúng tôi vẫn gặp mặt nhau vào ngày nghỉ cuối tuần, nhưng hầu như chúng tôi chẳng nói ra những điều chúng tôi cần nói. Sự căng thẳng của tuần lễ làm việc khiến chúng tôi mệt nhoài và cáu kỉnh, thế là chúng tôi dành thời gian để cãi nhau mỗi khi "gặp nhau cuối tuần".

Ngoài khoảng cách về vật chất, dường như tình cảm của chúng tôi cũng không còn gắn bó như xưa. Câu nói "Anh yêu em! Em yêu anh" chỉ là đầu môi chót lưỡi chứ chẳng có ý nghĩa gì hết. Chúng tôi không có thời gian bộc bạch tâm hồn hay chia sẻ những giấc mơ. Chúng tôi quá bận rộn và quá mệt mỏi, chẳng còn muốn cải thiện lại mối quan hệ tình cảm nữa. Giờ đây chúng tôi giống hệt hai người chỉ muốn "góp gạo nấu cơm chung".

Sự xa cách về tình cảm mở ra những tức giận ngấm ngầm trong lòng tôi. Theo hoàn cảnh, tôi phải dành hết thời gian của ban ngày để chăm sóc con cái và nhà cửa. Dọn bữa ăn chiều xong, tôi đi làm đến tận ba giờ sáng hôm sau mới về nhà. Tôi ganh tị với chồng tôi. Buổi tối ảnh có nhiều thời gian rảnh sau khi dỗ dành mấy đứa nhỏ ngủ. Ánh có thể đọc sách, xem TV, và lăn ra giường đánh một giấc ngon lành. Tôi cảm thấy xấu hổ vì ý nghĩ này nên không hé môi cho ảnh biết. Nhưng sự chịu đựng thầm lặng này càng làm vấn đề trầm trọng hơn.

Nỗi tuyệt vọng đè nặng lên tôi khi tiệc mừng kỷ niệm ngày cưới lần thứ bảy đến gần.

Trước ngày đó, tôi lết bộ tới tiệm bán thiệp để tìm kiếm một cái thích hợp. Trong thâm tâm, tôi tự thuyết phục mình rằng đây sẽ là tấm thiệp cuối cùng mà tôi tặng ảnh. Khi đọc qua dòng chữ tha thiết trong từng tấm thiệp một, mắt tôi chợt nhòa lệ. Tôi cảm thấy vừa yêu thương, vừa lo sợ mình sẽ đánh mất người đàn ông có ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi. Tôi hiểu mình cần phải nói cho ảnh biết mọi tâm tư tình cảm để tôi có thể vượt qua nỗi đau và sợ hãi. Tôi phải nghĩ ra cách để xoay mối quan hệ của chúng tôi trở lại trạng thái cũ. Tôi cần phải nhớ hồi đó chúng tôi gắn bó với nhau như thế nào.

Sau một tiếng đồng hồ đọc từng tấm thiệp, tôi chọn được một cái khá hoàn hảo. Những dòng chữ trong tấm thiệp nói lên hết tình cảm trong lòng tôi. Cứ như chính tay tôi đã viết ra nó vậy. Nó nói về tình yêu và lời cam kết trong cuộc hôn nhân. Nó nhắc nhở hai người yêu nhau phải chia sẻ với nhau hy vọng và ước mơ, trở ngại và thất vọng. Nó khuyến khích đôi vợ chồng hâm nóng lại mối quan hệ để mỗi ngày của họ sẽ tuyệt vời như một ngày kỷ niệm.

Buổi sáng của ngày kỷ niệm lần thứ bảy, tôi nhét tấm thiệp đó vào trong cặp táp của ảnh rồi lê chân vào phòng ngủ.

Tỉnh dậy, tôi bước xuống cầu thang và thấy một phong bì đề tên tôi đặt trên bàn trong nhà bếp. Mở phong bì ra, tôi thấy một tấm thiệp y chẳng tấm thiệp mà tôi đã tặng ảnh. Những dòng chữ tha thiết vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi. Chúng tôi đã mua cùng một tấm thiệp để tặng nhau. Khi tôi chộp lấy điện thoại định gọi cho ảnh thì tiếng chuông bất chợt reng lên. Tôi trả lời:

- Alô?

Giọng nói của ảnh từ bên kia đầu dây:

- Anh yêu em nhiều.

Đầu mũi tôi nóng lên và ánh mắt tôi cay cay. Miệng tôi buột ra câu trả lời nghẹn ngào:

- Em cũng yêu anh.

- Anh đã xin nghỉ hôm nay để chúng ta có thể ở bên nhau. Tối nay em xin nghỉ được không?

- Em sẽ xin nghỉ ngay sau khi chúng ta cúp máy.

- Vậy chúng ta sẽ gặp nhau trong một tiếng nữa nhé?

-Em sốt ruột chờ anh đây.

Đột nhiên khoảng cách thu hẹp lại. Khi ảnh về nhà, chúng tôi nói chuyện say sưa, cười vang dòn dã và tận hưởng sự hiện diện của nhau giống như những ngày xưa cũ. Tôi thật sự tin rằng những người có thể đọc được ý nghĩ của nhau chính là những người đang yêu nhau thắm thiết.

Nói bởi trái tim

Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng: không có ai cả.

Quà con gái tặng Bố

Tấm lòng của người tặng khiến món quà đáng yêu và quý giá. (Martin Luther)

Bạn muốn nhắn gì với người yêu cũ?

Tôi chỉ đánh mất một người không yêu mình, còn em thì mất đi một người hết lòng yêu em. Vậy em thiệt hay tôi thiệt?

Lá thư của cha

Sáng nay cô giáo Đencati lại chơi, cha tôi nhận thấy tôi đã nói một câu vô lễ với mẹ tôi. Vì thế cha tôi răn tôi bằng lá thơ sau này, đọc rất cảm động.

Bữa điểm tâm bằng hồ dán

Tôi còn nhớ đó là một buổi sáng tháng chạp lành lạnh, tôi dậy thật sớm, lúc mặt trời vừa ửng lên, khoác áo ấm, giày vở đủ bộ rồi leo hàng rào sang nhà Minh mập...

Nhu nhược

Một hôm tôi gọi cô Iulia Vasilievna – gia sư của bọn trẻ đến phòng làm việc. Đã đến hạn thanh toán tiền công cho cô ấy.

Khiếm khuyết của cha

Cho đến khi học trung học tôi mới nhận ra cha mình bị sứt môi hở hàm ếch bẩm sinh nhưng trong mắt tôi cha chỉ có một gương mặt duy nhất từ khi tôi mới chào đời...

Ngàn con Hạc giấy

Có những món quà thật đơn giản nhưng chứa đựng biết bao chân tình. Tôi biết 1 chàng trai đã gấp 1.

Bạn vẽ gì cho bức tranh cuộc sống

“Trong tia nắng của bình minh sớm mai còn nghe đâu đó những hơi ấm của lời yêu đắm say”.