Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký

Nguyễn Ngọc Ký

Năm lên 4 tuổi, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký gặp cơn bạo bệnh và bị liệt cả hai tay. Bản thân ông và gia đình đều rất buồn và xót xa. Tuy vậy, Nguyễn Ngọc Ký vẫn nuôi ước mơ được đi học như chúng bạn cùng trang lứa.

Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết bằng … chân. Thời gian đầu việc tập viết với Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được chữ O, chữ V… Không những thế, Ký còn vẽ được hình bằng thước và com-pa, làm được lồng chim để chơi… Nhờ sự cố gắng tuyệt vời đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi. Năm 1962, Nguyễn Ngọc Ký được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý của Người. Năm 1963, Ký tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Toán toàn quốc và xuất sắc đứng thứ 5. Cậu lại được Bác Hồ tặng Huy hiệu cao quý lần thứ 2.

Lên cấp III, theo lời động viên của bạn bè khắp nơi trên cả nước, Nguyễn Ngọc Ký đã chọn ngành Văn. Năm 1966, ông nhận được giấy báo nhập học ngành Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong 4 năm học Đại học, dù bệnh tật luôn đe dọa tính mạng, song Nguyễn Ngọc Ký vẫn miệt mài đèn sách. Ông quan niệm: “Xa trường, xa lớp nhưng không xa sách vở”. Năm 1970, ông bảo vệ thành công Luận văn Tốt nghiệp và cho ra đời tập truyện ký viết bằng chân đầu tiên với nhan đề : “Những năm tháng không quên” (sau đổi là “Tôi đi học”, tái bản nhiều lần).

Tốt nghiệp Đại học ngành Ngữ Văn, Nguyễn Ngọc Ký đã nghe theo lời khuyên của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về Hải Hậu, Nam Định (quê ông) làm thầy giáo để “dạy các em phấn đấu vượt mọi trở ngại, khó khăn, góp phần thống nhất nước nhà”.

Để có thể giảng bài với đôi tay tật nguyền, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã suy nghĩ, tìm tòi nhiều phương pháp, cách thức dạy học. Ông đã nghĩ ra phương pháp dạy học rất sáng tạo, hiệu quả. Ông  tự thiết kế các mô hình, dàn bài trên bìa một tờ giấy cứng, bên ngoài có một tờ giấy trắng che lại. Giảng đến đâu, ông dùng chân kéo tờ giấy che ở bên ngoài xuống, thế là những con chữ xuất hiện. Cùng với đó là giọng giảng sinh động, truyền cảm, ông đã thuyết phục được học sinh. Không những thế, trong bất cứ bài học nào ông cũng nghĩ ra những câu đố bằng thơ rất độc đáo. Chẳng hạn, khi dạy tác phẩm của Nguyễn Trãi, ông vào bài bằng mấy câu đố:

Đức tài rực sáng sao Khuê

Bút là gươm sắc phò Lê cứu đời

Lấy dân làm đạo, làm vui,

Hùng văn thuở ấy đất trời còn vang

Cứ thế, người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực ấy đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Trong lần về thăm huyện Hải Hậu, Nam Định, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là đại diện cho sự phấn đấu phi thường và kỳ diệu, là tấm gương sáng cho các bạn trẻ hôm nay, nhất là những người khuyết tật noi theo”. Ngày 20/11/1992, ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Năm 1993, sau khi vào Thành phố Hồ Chí Minh chữa bệnh, sức khỏe của ông suy giảm nghiêm trọng. Năm 1994, ông chuyển công tác từ Nam Định vào làm việc tại Phòng giáo dục quận Gò Vấp để vừa công tác vừa chữa bệnh.

Ông được mời đi giao lưu, giáo dục lẽ sống và bồi dưỡng lòng ham học cho thế hệ trẻ ở khắp nơi trên cả nước. 1500 buổi nói chuyện tại các nhà trường THCS, THPT, THCN là một con số đáng nể phục!

Ngoài 60 tuổi nhưng ông vẫn làm công tác tư vấn tâm lý và giáo dục cho giới trẻ qua tổng đài 1080, vẫn miệt mài ngồi bên máy vi tính gõ những câu đố, những vần thơ… Ông đã được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Tâm sự về nghề nghiệp, thầy nói: “Nhờ nghề giáo mà tôi thực hiện được những ước mơ, hoài bão của mình, tham gia đóng góp được nhiều cho xã hội!”

Nguyễn Ngọc Ký quả là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục. Mãi mãi, cái tên Nguyễn Ngọc Ký sẽ còn in sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam hôm nay và cả mai sau.

Lá thư từ thiên đường

Sally vội vã tiến đến cửa phòng cấp cứu khi thấy cánh cửa bên trong mở ra. Sally hỏi vị bác sĩ “Con trai của tôi thế nào rồi… Thằng bé sẽ ổn chứ… Tôi có thể nhìn nó ngay bây giờ không!…” Vị bác sĩ trả lời từ tốn

Vượt qua bức tường câm lặng

Cuộc phiêu lưu của tôi bắt đầu vào tháng 10 năm 1966 khi cô Nef - bác sĩ trị liệu cho tôi, người có khả năng khiến những học viên khuyết tật "bất hợp tác" phải run sợ...

Chuyện xây cầu Brooklyn

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải nói là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, lòng đầy hứng khỏi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật ngoạn mục...

Bí mật hạnh phúc

Ngày hôm nay tôi sẽ xóa khỏi sự quan tâm của mình hai ngày: đó là ngày hôm qua và ngày mai...

Phép lạ đêm giáng sinh

Hằng năm, cứ đến Giáng Sinh, Hài Nhi Giêsu thường đi một vòng rảo qua khắp các làng mạc và đô thị để tặng quà cũng như nhận quà và phân phát cho những ai cần đến.

Sức mạnh của nước

Cậu bé là đứa trẻ thông minh, thẳng thắn, nhưng lại cứng nhắc và độc đoán. Mỗi khi cậu chơi cùng bạn bè, đều xảy ra những cuộc cãi vã.

Những giọt nước mắt từ trên trời

Vào một buổi tối mùa đông lạnh lẽo, ngồi cùng chồng bên cạnh lò sưởi, Fiammetta chợt hỏi: Mưa là gì vậy hở anh?

Hoa hồng tặng Mẹ ngày Giáng Sinh

Bobby cảm thấy lạnh khi ngôi ngoài sân trong lúc trời đổ tuyết như thế này. Chân nó để trần, không đi giày; nó ghét phải xỏ chân vào giày nhưng thật ra nó đâu có đôi nào đâu.

Hai ông cháu

Xưa có một ông cụ già nua tuổi tác, mắt mờ, tai nặng, chân tay run lẩy bẩy. Khi ngồi ăn, cụ cầm thìa không vững, đánh đổ xúp ra khăn bàn; xúp rơi ra cả ngoài miệng. Con trai và con dâu thấy thế lấy làm tởm, tống cụ ra ngồi một xó...