Thông tin là gì?

Loài người sống trong biển thông tin. Con người ta từng giờ từng phút phải quan hệ với thông tin hoặc tự giác hoặc không tự giác. Vậy thì, rốt cuộc thông tin là gì?

Thông tin không có một khái niệm xác định nhưng nó lại có hình thức đa dạng. Nó có thể là cái mà ta cảm nhận được qua cơ quan thụ cảm, cũng có thể là cái mà cơ quan thụ cảm của ta khó mà cảm nhận trực tiếp nhưng thực tế vẫn tồn tại. Thông tin, cái mà người ta thường nói không phải chỉ là bản thân sự vật hoặc những tin tức, tin tình báo, mệnh lệnh, con số, tín hiệu phát ra từ một sự vật. Ví dụ hình dưới đây đã chứa đựng lượng thông tin rất phong phú.

Mọi sự vật đều phát ra những thông tin rất đa dạng, do vậy đã chứng tỏ cái muôn màu, muôn vẻ của thế giới, cái khác nhau giữa các sự vật. Ví dụ hình ảnh là một loại thông tin. Những cái biến hóa muôn hình, muôn dạng mà mắt ta nhìn thấy đều đã cho ta những thông tin nào đó. Tư liệu văn bản là thông tin, sóng điện từ hay sóng siêu âm phản xạ từ máy bay hoặc hạm tàu cũng là thông tin. Trước khi xảy ra động đất, ta thấy gà bay, chó sủa, đó là do những động vật này đã cảm nhận được thông tin trước khi động đất mà con người không thể cảm nhận trực tiếp được. Gió bão sấm chớp trên bầu trời rồi đoạn tầng, khoáng vật của vỏ Trái Đất, cho đến các thiên thể trong vũ trụ đều có thể mang thông tin đến cho con người. Thông tin là một hình thức phổ biến biểu thị đặc trưng sự vật, là mặt quan trọng của thế giới vật chất. Thông tin cũng như vật chất, năng lượng, không khí, ánh sáng Mặt Trời, nó tồn tại phổ biến trong giới tự nhiên, xã hội loài người và trong nhận thức con người.

Nói cách đơn giản thì những tin tức truyền đến bằng tín hiệu mà có thể sử dụng được thì chính là thông tin. Đương nhiên cũng có thể hiểu thông tin là phương thức tồn tại và trạng thái vận động của sự vật. Các sự vật khác nhau đều có phương thức tồn tại và trạng thái vận động riêng của nó và thế là đã hình thành nên cái đặc trưng của từng sự vật, tức là những thông tin khác nhau phát ra từ mỗi sự vật.

Khái niệm về thông tin do nhà khoa học Mĩ Wiener đưa ra đầu tiên vào năm 40 thế kỷ XX.

Rắn có thể tự sát bằng nọc độc của chính mình không?

Nọc độc của rắn là một dạng nước bọt đặc biệt có chứa một loạt các zootoxin và được lưu trữ giống với tuyến nước bọt của chúng ta.

Vì sao phải quan trắc khí tượng Nam Cực?

Bắt đầu từ thập kỷ 50 của thế kỷ XX. Mỹ, Liên Xô cũ đã xây dựng các trạm quan trắc khí tượng ở Nam Cực để đo đạc các yếu tố khí tượng ở đó.

Tại sao máy kéo lại có bánh trước nhỏ bánh sau to

Nói chung ô tô đều có bốn bánh bằng nhau. Máy kéo cũng có bốn bánh, nhưng thật kì lạ là hai bánh sau to, hai bánh trước nhỏ.

Tại sao đại đa số côn trùng lại không thể đi đường thẳng?

Khi gà đi, một chân đưa lên trước, còn chân kia đỡ trọng lượng của cơ thể, chân đưa lên bước về phía trước, lại chạm đất, còn chân sau khi đỡ cơ thể lại nhấc lên, bước chạm đất.

Vì sao giảm béo khó đến thế?

Cùng với mức sống không ngừng được nâng cao, thân thể mọi người ngày càng béo hơn. Rất nhiều người bị giày vò vì béo quá, tìm muôn phương ngàn kế để...

Chuột có thể chui vào trong mũi của voi hay không?

Điều kì lạ là hiện nay có rất nhiều người cho rằng, sư tử và hổ tuy không đánh được voi, nhưng con chuột bé nhỏ lại có thể thuần phục được khắc tinh của mình là con voi to lớn này.

Tại sao máy tính có thể "khám bệnh"?

Có thể bạn đã nghe nói, thậm chí còn tận mắt thấy các "bác sỹ máy tính". Ví dụ chuyên gia máy tính về bệnh gan, chuyên gia máy tính về bệnh dạ dày,...

Tại sao khi có gió lại thấy lạnh hơn?

Chắc hẳn ai cũng biết rằng trời rét mà im gió thì dễ chịu hơn so với lúc có gió. Nhung, không phải tất cả mọi nguời đều biết nguyên nhân của hiện tuợng ấy. “Chỉ các sinh vật mới cảm thấy giá buốt khi có gió”, còn các vật vô sinh thì không.

Tại sao phải chế tạo máy bay có cánh hướng về phía trước?

Thông thường thì cánh máy bay đều hướng về phía sau, nhưng chẳng lẽ lại không có loại máy bay nào cánh hướng về phía trước? Tháng 9/1997, tại một sân...