Tiết kiệm nước

Một tối thứ Sáu, tôi đang nằm khoan khoái trên giường với cuốn tiểu thuyết trên tay, chợt nghe: vòi nước nhà bếp vừa mở. Rõ ràng có ai đó trong nhà muốn uống nước trước khi đi ngủ. Thường thì âm thanh đó vào tai này sẽ lập tức lọt qua tai kia đi luôn. Nhưng tối nay thì khác. Đã mấy tuần rồi, kể từ khi rao giảng cho hai đứa con về chính sách tiết kiệm – đặc biệt là tiết kiệm điện và nước – tôi rất nhạy cảm với từng chiếc quạt bật lên, mỗi giọt nước rỏ xuống, hay mỗi tiếng giật toa-lét trôi.

Bất cứ ai phải thanh toán những hoá đơn sinh hoạt gia đình đều sẽ đồng ý rằng: mùa hè nóng bức sẽ là kẻ thù đáng ghét cho ngân khố gia đình. Quỹ dành vào việc dùng nước hàng tháng thường bị cuốn phăng vô hố cầu – theo nghĩa đen hoàn toàn. Những hoá đơn điện có thể thiêu cháy những hầu bao rủng rẻng nhất.

Bởi thế nên, thật vô cùng đúng đắn khi tôi quyết định đề ra quy định: Phải tắt hết các bóng đèn và quạt trần trước khi rời khỏi phòng. Không được lãng phí nước. Giữ cho máy điều hoà ở mức 26 độ C. Tắt tivi khi không xem. Những nội quy đơn giản biết bao! Tôi nghĩ. Dĩ nhiên cả nhà sẽ thực hiện được.

Vào đêm thứ Sáu ấy, nằm trên giường, tôi quên phéng cái vòi nước chảy tồ tồ mà tạm thời vùi đầu vào những trang sách. Đọc hết một chương, tôi bừng tỉnh khỏi thế giới mộng tưởng một thoáng, vừa đủ để nghe âm thanh rõ mồn một trong nhà bếp – vòi nước vẫn tuôn xối xả.

Thật không thể được! Ít nhất đã năm phút trôi qua kể từ khi vòi nước mở, vậy mà giờ nó vẫn chưa chịu ngừng! Tôi bỗng nổi sùng, chỉ muốn “sực” ngay người nào đã thô bạo vi phạm quy định số 2: “Không được lãng phí nước”.

Tôi nhảy phóc khỏi giường, đang tính lao thẳng vào bếp hầu trách cứ kẻ sai quấy thì chợt nhận ra mình ăn mặc hở hang quá, không xứng với sự kính trọng cần thiết cho bài thuyết giáo sắp trình bày. Vì vậy tôi chỉ thò đầu ra khỏi góc phòng và thấy thằng con 10 tuổi, Christopher. Chẳng thể kiềm chế, tôi bùng nổ và la lên quàng quạc. “Con làm cái khỉ gì thế? Bộ con tính trút luôn đồng xu cuối cùng của chúng ta xuống cống sao?”

Lậm chậm bước lại giường, hài lòng với điều mình vừa nói, tôi khoác thêm áo ngoài vào, định bụng sẽ “thừa thắng xông lên”. Nhưng tức khắc, tôi nghe được âm thanh khác từ nhà bếp vọng ra – không phải là tiếng nước chảy. Vòi nước đã được khoá tắp lự ngay sau bài lên lớp hùng hồn của tôi.

Trời đất, âm thanh này còn tệ hơn cả tiếng nước chảy nữa. Đó là tiếng nức nở ráng kìm nén.

Xỏ vội quần vào, tôi chạy ào vào bếp. Cảnh tượng trước mắt khiến trái tim tôi thắt lại.

Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi trước khi đi ngủ. Giờ đây nó không một vết bẩn. Dĩa muỗng đã được xếp cẩn thận, mặt lò sáng bóng, và bồn rửa chén trắng phau. Thậm chí cả lò viba cũng không còn dấu vân tay.

Sững sờ vì Christopher đã làm tất cả những việc ấy một mình, đồng thời tự cảm thấy chán ghét mình quá, tôi thủng thẳng bước đến bên con trai, dịu dàng ôm vòng nó trong tay.

“Mẹ xin lỗi con. Mẹ sai rồi. Sai kinh khủng”, tôi thì thầm, những giọt nước mắt nóng bỏng của tôi rỏ xuống lưng con.

“Không sao đâu, Mẹ”, Christopher đáp lại yếu ớt. “Con hiểu”.

Vẻ lễ phép và bản chất dễ tha thứ của con đã chế ngự hành vi hồ đồ của tôi.

Ai là người lớn ở đây? Tôi tự hỏi khi xoay mặt con vào mặt mình.

“Tha lỗi cho mẹ nghe con”, tôi nói mà như nài nỉ. “Đáng lẽ mẹ phải kiểm tra xem chuyện gì trước khi tức giận vô cớ. Lẽ ra mẹ phải tin tưởng con đã. Mẹ sai rồi”.

Cái ôm của thằng bé thật mạnh mẽ. Chúng tôi ôm nhau – nó đấu tranh để tha thứ còn tôi thì dằn vặt, hối lỗi.

“Christopher”, cuối cùng tôi bảo. “Con đã dạy mẹ hãy từ từ và cẩn trọng khi mắng mỏ, quy tội cho bất cứ ai. Con đã dạy mẹ không được quá chủ quan về mọi thứ. Con đã cho mẹ hiểu về tính cách của con và về lòng tin cậy”.

Nó lặng im, nhận lời xin lỗi của tôi.

“Tối nay nóng kinh khủng con nhỉ”, tôi nói, cố tạo mối liên lạc tích cực nào đó, rồi bất giác la lên. “Mặc đồ bơi vào đi con”.

Christopher nhìn tôi dò hỏi nhưng rồi cũng làm theo, cho dù lúc đó kim đồng hồ trong nhà bếp đã chỉ nửa đêm. Hai phút sau, chúng tôi cùng lôi thiết bị tưới tự động chạy nhào ra sân sau. Hay mẹ con chạy vòng vòng, cười rinh rích, vừa tắm mát vừa thực hiện những hành động ngớ ngẩn nhất.

Cuối cùng, Christopher cũng hỏi điều tất yếu.

“Thế còn hoá đơn nước thì sao, Mẹ? Chắc sẽ lớn lắm đấy”.

“Nước ư, vớ vẩn”, tôi đáp, giơ vòi lên cho tia nước bắn thẳng vào gáy mình. “Tiền không là tất cả, cưng à. Con quan trọng hơn mớ giấy màu xanh đó nhiều”.

Ánh trăng rọi bóng vàng óng ả lên mặt thằng bé, và tôi thấy xuất hiện một giọt nước mắt trào ra khoé mắt con. Có thể đó chỉ là giọt nước từ mái đầu ướt rượi chảy xuống. Không thành vấn đề! Điều đáng nói là Christopher bưới tới bên tôi, thì thào, “Con yêu Mẹ”.

Đêm đó chúng tôi nhảy nhót ngoài trời cả giờ, mặc kệ nước trôi tuồn tuột xuống cống. Cuối tháng khi hoá đơn tới, tôi điềm nhiên trả tiền, trong lòng thư thái khôn tả. Giờ tôi đã biết sự thật đơn giản: Con người thường phạm lỗi; nhưng được con tha thứ mới thật thiêng liêng.

Lớp học của Sam

Lớp học của Sam càng ngày càng có thêm nhiều chổ trống vì dịch sởi đang lan tràn ở Hannibal. Các phụ huynh thậm chí đã bàn đến chuyện cho con cái mình nghỉ học vì sợ lây bệnh.

Những điều cha mẹ dặn con gái

Cuộc sống là học cách chấp nhận và dung hòa nó.

Hãy là chính mình

Bạn không cần phải trở thành người giống như mẹ của mình trừ khi bạn muốn thế. Bạn cũng không cần phải trở nên giống bà ngoại hay bà cố của mình hoặc giống một người nào đó phía gia đình bên nội.

Chiếc bình vỡ

Nổi bật trong số những đồ trang trí và những món nữ trang trưng bày trong phòng của một cô bé 15 tuổi là một chiếc bình bằng gốm màu xanh da trời, có vẽ hình những bông hoa màu sắc sặc sỡ...

Vai kịch cuối cùng

Có một người diễn viên già đã về hưu và sống độc thân. Mùa hạ năm ấy ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em là giáo viên cấp I trường làng.

Làm được điều gì đó

Tôi đang dạo bộ trên bãi biển khi hoàng hôn buông xuống. Biển đông người nhưng tôi lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì lên và ném xuống...

Một bài học

Cô bé rất lấy làm ngạc nhiên vì người cha không chịu vứt bỏ chiếc xe cũ trong garage nhà mình. Nhà họ rất giàu, có 2, 3 chiếc xe hơi đời mới.

Viên đá quan trọng

Ngày còn học lớp quản trị kinh doanh, tôi đã được học một bài học không thể quên từ người thầy của mình. Đó là tiết học về quản lý thời gian...

Cách nhìn cuộc sống

John là một ông lão ít nói và thông thái. Ông thường ngồi trên chiếc ghế bành cũ kỹ trước hiên nhà, nhìn mọi người qua lại.