Và tôi đã bật khóc…

Tôi đã không bật khóc khi được biết con tôi là một đứa trẻ bị bệnh tâm thần. Tôi vẫn ngồi im và không nói gì khi vợ chồng tôi được thông báo rằng Kristi đứa con hai tuổi của chúng tôi – đúng như chúng tôi đã nghi ngờ – thật sự bị chậm phát triển trí não.

- Cứ khóc đi - bác sỹ khuyên tôi thân ái - Nó giúp tránh được các khủng hoảng về tâm lý.

Những khủng hoảng tâm lý không xảy ra, tôi không thể khóc trong những ngày tháng tiếp theo. Chúng tôi đăng ký cho con vào trường mẫu giáo khi cháu được bẩy tuổi.Thật dễ bật khóc khi tôi để con mình ở lại trong căn phòng toàn những đứa trẻ năm tuổi đầy tự tin, háo hức, nhanh nhẹn. Kristi đã chơi một mình ở nhà rất nhiều giờ, nhưng vào bữa đó, khi cháu là đứa khác biệt hẳn giữa hai mươi đứa trẻ khác, có lẽ lúc đó là lúc cháu nó cảm thấy cô đơn nhất.  

Mặc dù vậy, những điều tốt đẹp hơn cũng dần dần tới với Kristi và những bạn cùng lớp của cháu. Khi khoe về mình, những đứa bạn của Kristi cũng cố gắng khen thêm: “Hôm nay Kristi đã đọc tất cả các chữ chính xác.” Không đứa trẻ nào nói thêm rằng những chữ mà Kristi phải đọc dễ hơn nhiều so với các bạn khác.Trong năm thứ hai ở trường, cháu nó gặp một trường hợp rất khó khăn. Một cuộc thi lớn cho học sinh về năng khiếu âm nhạc và thể thao. Kristi lại rất kém về âm nhạc và khả năng vận động. Vợ chồng chúng tôi cũng rất sợ khi nghĩ đến ngày đó.Hôm đó, Kristi tính giả bộ bệnh.  

Tôi cũng muốn liều để cho cháu ở nhà. Tại sao phải để cho Kristi thua trong một phòng thể thao ngập những phụ huynh, học sinh và thầy cô giáo? Cách giải quyết đơn giản nhất là để cháu ở nhà. Chắc chắn rằng vắng mặt trong một chương trình như vậy cũng không có vấn đề gì xảy ra. Nhưng lương tâm tôi không cho phép tôi đầu hàng dễ dàng như vậy. Và cuối cùng thì tôi phải đẩy Kristi – lúc đó đã tái nhợt và rất miễn cưỡng – lên xe học sinh và chính tôi lại giả bộ bệnh.Nhưng một khi tôi đã ép con gái mình tới trường, thì tôi cũng phải ép mình tới tham gia chương trình. Dường như thời gian kéo dài tới vô tận khi chưa tới nhóm của Kristi trình diễn.

Cuối cùng thì chúng cũng tới lượt, khi đó tôi biết Kristi rất lo sợ. Lớp của cháu được chia thành từng nhóm. Với những động tác ì ạch, chậm và lóng ngóng, chắc chắn cháu sẽ làm đội kém điểm.Cuộc thi đấu lại diễn ra rất suôn sẻ một cách đáng ngạc nhiên, cho đến khi cuộc thi chạy trong bao tải. Mỗi đứa trẻ phải nhảy vào trong bao từ tư thế đứng, ôm bao nhảy đến đích, quay vòng lại nơi xuất phát và nhảy ra khỏi bao.Tôi thấy Kristi đứng gần cuối hàng và trông có vẻ hoảng loạn.Nhưng khi gần tới lượt Kristi, có một thay đổi trong đội của cháu.

Cậu con trai cao nhất trong đội đứng ra sau Kristi và đặt hai tay lên eo của cháu. Hai đứa con trai khác đứng lệch ra phía trước của cháu. Khi đứa trẻ trước Kristi nhảy ra khỏi bao, hai đứa con trai đằng trước giữ bao trong khi đứa con trai đằng sau nhấc Kristi lên và đặt cháu chính xác vào trong bao. Đứa con gái đứng đằng trước Kristi giữ tay cháu và giúp cháu giữ thằng bằng. Cuối cùng cháu cũng bắt đầu nhảy, mỉm cười và tự hào.Giữa tiếng hoan hô cổ vũ của các giáo viên, học sinh và phụ huynh, tôi đã cảm ơn trời vì những con người tốt bụng kia có mặt trong cuộc đời đã giúp cho đứa con gái khuyết tật của tôi có thể cảm thấy mình như là một con người thật sự.Và tôi đã bật khóc.

Đừng ngại thất bại khi đang còn trẻ

Người 20 tuổi khác người 50 tuổi ở chỗ, họ còn nhiều thời gian để sửa chữa những sai lầm. Vì thế đừng ngại thất bại.

Bà Táp-táp

Không ai biết tên thật của bà. Mọi người gọi bà là Táp-táp bởi vì mỗi khi bước lên một bước, bà lại gõ nhẹ “táp táp” trên đất. Bà bị mù.

Tôi đã học được từ cuộc sống…

Tôi đã học được từ cuộc sống: tôi không thể bắt người khác yêu mến mình, tất cả những điều tôi có thể lảm là cố gắng trở thành một người đáng được yêu mến…

Giấy chứng nhận

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi đi làm thuê.

Kiểm tra sự tự tin

Đó là một bài kiểm tra kỳ lạ nhất từ khi tôi đi học. Hôm đó, thầy giáo vào lớp và phát cho mỗi người chúng tôi một bài kiểm tra toán.

Tôi và những người khó tính

Nếu là người dưng thì tôi không có gì để nói, đằng này những người khó tính nhất trên đời lại là những người thân của tôi. Họ luôn áp đặt tôi vào một lối sống khuôn khổ.

Món quà vàng

Một người cha đã trách mắng đứa con gái năm tuổi của mình vì đã phung phí một tờ giấy gói quà màu vàng sang trọng...

Cái bình nứt

Người Ấn Độ thường dùng hai cái bình lớn để gánh nước từ suối trở về nhà. Một trong hai cái bình này bị nứt và khi về đến nhà, nước trong bình đã bị vơi đi một nửa.

Trở về mái ấm

Trong suốt năm học, Jeff và tôi đã trò chuyện với nhau rất nhiều, nhưng có một chuyện khiến tôi nhớ mãi là lần anh kể cho tôi nghe về gia đình mình. Mẹ anh -một người phụ nữ hết mực yêu thương con và chu đáo...