Viết cho con trước ngày sinh

Con yêu!
Hồi hộp lớn theo con mỗi ngày. Con khiến cha mẹ hơn bao giờ hết gần nhau đến tận cùng. Cha biết xót theo cái nhăn mặt của mẹ mỗi khi đi vào chỗ sóc. Cha biết run lên vì hạnh phúc khi thấy nhịp tim con đập vọng ra từ bụng mẹ. 133 lần/phút. Con khiến cha vượt qua những mệt mỏi thường nhật. Cha bắt đầu bỏ thuốc lá. Từng chút một, mỗi ngày. Cha bắt đầu học cách khiến trẻ con cười. Cha bắt đầu học cách ngồi lặng yên hàng giờ để dõi theo những hành động của một đứa trẻ. Để cha học ngôn ngữ của con. Để cha học những khó khăn của con. Để cha cảm được từng ý nghĩa của tiếng khóc. Mẹ hoài thai con bằng sự khó nhọc của cơ thể. Cha hoài thai con bằng sự trưởng thành và trách nhiệm của một người bố. Căn phòng nhỏ sẽ ắp đầy tiếng khóc của con, mùi sữa và cả những giọt nước mắt hạnh phúc. Giờ đây, con đang ở trong đấy, dù tối mịt, nhưng cha biết, con sẽ cảm được những gì mẹ đang hy sinh cho con. Dù đó chỉ là nỗi cảm. Con sẽ biết ơn mẹ nhé! Con sẽ yêu mẹ nhiều hơn nhé! Và cha cũng vậy. Cha cũng biết ơn mẹ. Cha cũng yêu mẹ thật nhiều. Hạnh phúc thay khi biết mình sắp được làm cha. Hạnh phúc thay khi biết mình có một ngôi sao nhỏ. Để từ đó, mình sẽ không còn là mình. Để từ đó, cuộc đời cha là của con. Hạnh phúc được nhận từ tiếng cười của con. Vui buồn theo cảm xúc của con. 27/1/2006. Ngày đó sẽ đến nhanh lắm phải không con? Cha sẽ khai sinh cho con bằng cả cuộc đời phía trước của mình. Bằng tất cả những gì cha đã có được. Và cả bằng những ước mơ của con. Ngọt ngào thay! Ấm áp thay!

Con yêu!
Con sẽ dạy cha chứ! Con sẽ cho cha biết cha cần phải làm gì. Con sẽ dạy cha biết rằng con đường nào rồi cũng về đến ngôi nhà nhỏ của chúng ta. Rằng nụ cười nào phải chỉ là tiếng cười mà còn cả một không gian hạnh phúc. Rằng nước mắt hạnh phúc bắt đầu từ đôi mắt con nhìn. Những ngón tay xinh xinh, những ngón chân hồng hào. Cái miệng rất nhỏ và đôi mắt sẽ thấu tận cùng trái tim cha.

Con yêu!
Chỉ hơn 7 tháng nữa thôi. Là hơn 200 ngày một tẹo. Là nỗi run rẩy của cha mỗi khi mẹ con đau, là nghẹn ngào cha xem hình ảnh siêu âm con trong bụng mẹ. Là nỗi hồi hộp cha mỗi giờ tan sở vội vã trở về. Là mỗi sớm mai cha vẫn giữ thói quen hôn mẹ con trước giờ đi làm. Và giờ đây sẽ thêm, hôn con thật nhẹ. Là danh sách đến hơn 200 cái tên với 200 lời giải nghĩa về sự hy vọng cha muốn gửi gắm đến con. Không chỉ là một cái tên hay mà còn phải là một cái tên chắc chắn sẽ khiến con yêu nó. Cha bày sẵn cuộc đời mình để con ra đời và sử dụng.

Con yêu!
Muốn nói thật nhiều, muốn viết thật nhiều nữa những gì cha đang nghĩ về con. Nhưng mọi lời nói đều chỉ là những hạn định ý nghĩa. Chỉ có tấm lòng là vô hạn tâm tư. Hãy để cha đặt con vào giữa trái tim mình, con nhé!

Mẹ đang nghe con nói đây!

Tất cả chúng ta đều biết nỗi hồi hộp âu lo như thế nào của người nhận điện thoại vào lúc nửa đêm. Đêm hôm ấy, người tôi gần như giật bắn khi bừng tỉnh giấc vì tiếng chuông điện thoại réo vang trong đêm.

Cô gái mù

Đã một năm kể từ khi cô bị mù vì một chẩn đoán sai của bác sĩ, cô đột ngột bị ném vào thế giới của bóng tối, tức giận, tuyệt vọng và mặc cảm. Và tất cả những gì đủ để cô còn bám víu vào cuộc sống là vì bạn trai cô

Nếu các bà nội, bà ngoại lãnh đạo thế giới

Đôi khi tôi cảm thấy dường như thê giới này đang rã rời thành từng mảnh. Giải pháp của tôi là cứ để các bà nội, bà ngoại nắm quyền lãnh đạo nó.

Chiếc mũ của ông nội

Khi tôi 15 tuổi, tôi bị mất một chiếc mũ...

Xin thầy hãy dạy cho con tôi

(Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.

Luôn chờ em cúp máy trước

Ngày ấy, khi cô gái và chàng trai đang yêu nhau thắm thiết. Mỗi lần gọi điện thoại, hai người chuyện trò tưởng chừng không bao giờ dứt.

Nguồn sáng

Hơn năm năm qua, vào mỗi kỳ nghỉ cuối tuần, tôi đều lái xe đến thăm bà như một thói quen của mình và cũng đã hơn năm năm, bà tôi sống trong nỗi đau khổ triền miên.

Chuyện cây táo

Ngày xửa ngày xưa, có một cây táo rất to. Một cậu bé rất thích đến chơi với cây táo mỗi ngày.

Tiếng nói không lời

Dường như tôi đã hoàn toàn chịu thua, không thể tìm ra cách gì khác để cải thiện tình hình. Ngay từ ngày đầu tiên bước vào cấp hai, Willard P. Franklin đã bắt đầu sống trong thế giới của riêng mình...