Hãy cho tôi biết người bạn yêu là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai

John Blanchard bật dậy khỏi băng ghế, chỉnh trang lại bộ quân phục và ngắm nhìn dòng người hối hả bước vào Nhà Ga Trung Tâm.

Anh đang tìm kiếm một cô gái mình rất thân quen mà chưa hề biết mặt, cô gái với cành hoa hồng.

Anh biết cô cách đây mười ba tháng trong một thư viện Florida. Khi lấy một quyển sách trên kệ xuống anh không khỏi tò mò, không phải vì nội dung của quyển sách, mà là vì những dòng ghi chú bằng bút chì bên lề sách, những dòng chữ phản ánh một con người với nội tâm sâu sắc, tinh tế. Anh tìm thấy tên của người mượn sách trước anh ở mặt trước quyển sách, cô Hollis Maynell. Sau một thời gian cố công tìm kiếm anh đã tìm được địa chỉ của cô gái. Cô sống ở thành phố New York. Anh đã viết thư giới thiệu mình và tỏ ý muốn làm quen. Ngày hôm sau anh phải lên tàu nhập ngũ, tham gia cuộc Chiến Tranh Thế Giới lần II.

Mười ba tháng trôi qua, cả hai đã làm quen và hiểu nhau qua những cánh thư. Mỗi lá thư như mỗi hạt mầm tình yêu nảy nở trong trái tim của họ. Một chuyện tình lãng mạn đang dần lớn lên. Blanchard muốn có một tấm ảnh nhưng cô gái từ chối. Cô cho rằng nếu anh thực sự yêu cô thì việc cô trông như thế nào đâu có quan trọng.

Rồi ngày anh được trở về từ châu Âu đã đến, họ hẹn gặp nhau lần đầu – 7giờ tối tại Nhà Ga Trung Tâm ở New York. “Anh sẽ nhận ra em thôi,” cô gái viết, “em sẽ cài một bông hồng đỏ nơi cổ áo”. Đúng 7 giờ tối anh đã có mặt nơi nhà ga và dõi mắt tìm kiếm người con gái anh yêu nhưng chưa lần gặp mặt. Hãy để chính Blanchard kể cho bạn nghe chuyện xảy ra thế nào:

“Một người phụ nữ trẻ tiến về phía tôi, dáng người thanh mảnh. Mái tóc vàng óng uốn lọn ôm lấy đôi tai nhỏ nhắn; đôi mắt xanh trong như cánh hoa, đôi môi và chiếc cằm đằm thắm, trong chiếc áo khoác màu xanh nhạt cô rạng ngời, tươi tắn như mùa xuân đang về. Tôi bắt đầu tiến về phía cô và hoàn toàn không nhận ra rằng cô không cài hoa hồng. Khi tôi bước đến, một nụ cười đầy vẻ khiêu khích trên môi, cô thì thầm: “Anh sẽ đi cùng với em chứ?”.

Hoàn toàn không thể cưỡng lại, tôi bước gần hơn về phía cô, bất chợt tôi nhìn thấy Hollis Maynell. Cô đứng ngay phía sau cô gái này. Một phụ nữ đã ngoài 40, mái tóc hoa râm bới gọn bên dưới chiếc nón đã sờn. Dáng người thấp đậm, hai bàn chân với đôi mắt cá to bè lèn chặt trong đôi giày gót thấp. Cô gái mặc áo xanh đã nhanh chóng bước đi.

Tôi cảm thấy lòng mình như đã chia đôi, một nửa háo hức muốn đuổi theo cô gái, nhưng tận sâu thẳm trong lòng mình lại dành cho người phụ nữ mà tâm hồn đã cùng đồng hành, nâng bước cho tôi. Và người ấy vẫn đang đứng đó. Gương mặt nhợt nhạt, tròn trĩnh, dịu dàng và tình cảm, đôi mắt nâu xám với ánh nhìn ấm áp và phúc hậu. Tôi không còn lưỡng lự nữa.

Những ngón tay nắm chặt vào quyển sách bọc da màu xanh đã sờn màu, quyển sách giúp cô ta nhận ra tôi. Có thể đây không còn chỉ là một tình yêu mà là một điều gì đó thật quý giá, một điều có lẽ còn hơn cả tình yêu, một tình bạn mà tôi đã và phải trân trọng và biết ơn vì đã có được. Tôi đứng ngay lại, chào cô ta và chìa quyển sách cho cô ấy, dù vậy tôi vẫn cảm thấy một sự thất vọng và chua xót trong lòng khi nói rằng:

“Tôi là trung uý John Blanchard, và cô hẳn là Maynell. Tôi rất vui vì cô đến gặp tôi, tôi mời cô ăn tối nhé?”.

Gương mặt người phụ nữ giãn ra với nụ cười rộng lượng: “Ta cũng không biết chuyện là thế nào nữa con trai ạ,” cô ta trả lời, “nhưng có một cô gái trẻ mặc áo xanh đã đi ngang qua đây, cô ấy xin ta hãy cài bông hoa này lên cổ áo, và nói rằng nếu con đến mời ta đi ăn tối, ta sẽ cho con hay rằng cô ấy đang đợi con ở nhà hàng lớn ngay góc đường. Cô ấy bảo rằng đây chỉ là một cuộc trắc nghiệm nhỏ!”.

Thật không khó để hiểu ra mọi chuyện và tôi thật khâm phục sự khôn ngoan của Maynell. Nếu đó là tình yêu thật sự của trái tim, thì tình yêu đó sẽ đáp lại dù cho người đó không có vẻ ngoài thu hút. Houssaye đã viết: “Hãy cho tôi biết người bạn yêu là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai”.

Chiếc giày đánh rơi của Gandhi

Có lần trong lúc vội bước lên xe lửa, Mahatma Gandhi đánh rơi một chiếc giầy xuống đường ray và không thể nào lấy lên được vì xe lửa đã lăn bánh...

Mái nhà chở che

Một chiều chủ nhật, gió thu lạnh lẽo rít từng cơn, tôi đang ngồi làm bài tập bên bàn. Mẹ chất thêm củi vào lò sưỏi cho nhà thêm ấm áp. Con mèo lông đỏ nằm trên đống sách vở, kêu gừ gừ, thỉnh thoảng khều khều cây viết cho vui...

Lỗi lầm

Tôi gặp gia đình của Jane White khi tôi bước vào năm đầu tiên của đời sinh viên. Tôi và cô ấy học chung một lớp. Lần đầu tiên tôi đến nhà Jane, tôi cảm thấy không khí ấm áp như ở nhà mình...

Bí mật viên đá hình trái tim

Tôi – một trái tim đá! À mà không, chính xác thì tôi là viên đá hình trái tim mới đúng.

Ngoài kia còn có 1 cuộc sống

Đã bao lần bạn chuyển chế độ Invisible, không muốn chat? Đã bao nhiêu lần bạn tắt điện thoại di động và nhờ mẹ trả lời điện thoại bàn, rằng bạn đang đi vắng?

Tình yêu tạo nên lẽ sống

Tôi chỉ mới 12 tuổi, nhưng tôi đã biết buồn và rất sợ cái chết mỗi khi nghĩ đến ông ngoại, người mang trong mình căn bệnh gọi là “khí thủng” do thói quen hút thuốc từ hồi ông còn học trung học...

Khoảng cách

Có Vị Thánh đang đi du ngoạn trên dòng sông thì thấy một gia đình trên bờ sông la hét với nhau đầy giận dữ. Ông liền quay lại những người học trò của mình, khẽ mỉm cười hỏi: “Tại sao con người khi giận dữ lại hét lên với nhau?”.

Con yêu bố

Nằm trên giường bệnh với thân hình vàng vọt và gầy gò, bố tôi như lọt thỏm giữa những máy móc thiết bị y tế và dây truyền tĩnh mạch ngổn ngang...

Trong cơn nóng giận

Nhiều năm vê trước, Bedford - ủy viên chấp hành khá cao tuổi của một tập đoàn dầu lửa Rockefeller ở Mỹ - đã đưa ra một quyết định sai lầm làm công ty thiệt hại hơn hai triệu đôla. John D. Rockefeller lúc đó là người đứng đầu công ty.