Vệ tinh kéo theo có công dụng gì?

Có một loại vệ tinh dạng mới gọi là vệ tinh kéo theo. Nghe tên thì biết, đó là loại vệ tinh nhờ các con tàu vũ trụ dùng dây để kéo theo. Dùng một dây dài buộc vệ tinh vào con tàu vũ trụ để kéo vệ tinh bay quanh Trái Đất.

Vệ tinh kéo theo có nhiều công dụng đặc biệt, ví dụ: để thăm dò độ cao cách mặt đất khoảng 100 km. Bởi vì ở độ cao này máy bay không đến được, khinh khí cầu cũng không bay lên được, còn giới hạn dưới của vệ tinh nói chung cao hơn 150 km, nếu dùng tên lửa thám không thì khu vực thăm dò và thời gian vô cùng hạn chế. Vì vậy dắt một vệ tinh ở phía dưới con tàu vũ trụ, kéo theo nó bay trên độ cao 100 km so với mặt đất thì có thể thu thập được những số liệu về tầng khí quyển ở đó. Thông qua sự biến đổi của khí hậu và thời tiết ở tầng khí quyển có độ cao vừa phải sẽ hiểu được cơ chế ảnh hưởng của hoạt động Mặt Trời đến biến đổi khí hậu và thời tiết của mặt đất.

Nếu dây thừng kéo vệ tinh được chế tạo bằng vật liệu dẫn điện thì dây kéo còn là một thiết bị thăm dò có thể nhận được nhiều số liệu thông tin liên quan đến từ trường của tầng điện ly. Ngoài ra trong khi chuyển động dây không ngừng cắt đường sức của từ trường Trái Đất, nó sẽ trở thành một máy phát điện, có thể cung cấp điện cho vệ tinh và con tàu vũ trụ dắt nó (đặc biệt là máy bay vũ trụ và trạm vũ trụ) trở thành một phần nguồn điện cung cấp lâu dài cho con tàu vũ trụ.

Italia là nước đầu tiên sáng tạo ra vệ tinh kéo theo. Năm 1991 và 1996 đã hai lần tiến hành thí nghiệm trên con tàu vũ trụ của Mỹ thu được một số thành công. Cùng với sự cố gắng của các nhà khoa học, vệ tinh kéo theo sẽ ngày càng tốt hơn, trở thành loại vệ tinh mới có nhiều công dụng trong tương lai.

Vì sao phải bảo vệ san hô và đá san hô?

San hô là một loài động vật ruột ống, sống ở đáy biển vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. San hô thích sống liền với nhau, giữa các con san hô có một khối...

Làm thế nào để bay khỏi Trái đất?

Khi bạn đá quả bóng hay bắn viên đạn lên trời, dù cao đến đâu, rồi chúng cũng rơi xuống đất. Tại sao chúng không lên cao mãi và “đi luôn” nhỉ? Đơn...

Tại sao cây hướng dương lại có hạt lép?

Đóa hoa to trên đỉnh cây hướng dương là do hàng nghìn những bông hoa nhỏ tạo thành. Mỗi một bông hoa nhỏ kết thành một hạt (trên thực tế là quả) cho...

Vì sao nói vệ tinh cảm nhận từ xa (viễn thám) là "con mắt nghìn dặm" để tìm hiểu biển?

Trái Đất ta sống là một quả cầu to lớn, diện tích bề mặt của nó khoảng 510 triệu km2. Trên biển khơi mênh mông chiếm khoảng 360 triệu km2.

Giấy cũng có thể dùng để làm nhà được sao?

Trong quan niệm của mọi người, giấy vừa mỏng vừa mềm không chịu được nước, không chịu được lửa. Một vật liệu "yếu ớt" như vậy lại có thể dùng để làm...

Vì sao khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang có rất nhiều ao hồ?

Khu vực trung hạ lưu sông Trường Giang, đất đai màu mỡ, nhiều ao hồ, theo thống kê chưa hoàn chỉnh, tổng diện tích đất trũng hồ ao ở đây đạt tới hơn...

Tại sao máy tính có thể chụp ảnh cho ta?

Những năm gần đây, ở những nơi đông người như sân ga tàu điện ngầm, siêu thị thỉnh thoảng ta thấy có quầy chụp ảnh vi tính. Tại đây, chỉ cần bỏ vài...

Sao Hải vương được phát hiện nhờ toán học như thế nào?

Có chín hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời. Hầu như việc phát hiện mỗi hành tinh đều gợi sự chú ý đặc biệt của mọi người.

Vì sao có thể khống chế sét bằng phương pháp nhân tạo?

Trên Trái Đất bình quân mỗi giây có một nghìn lần sét đánh. Sét có năng lượng cực lớn.