Tại sao cây có loài một lá mầm, có loài hai lá mầm?

Nếu bạn gieo 10 hạt lúa mì và 10 hạt đậu côve vào trong hai bình đựng đất, sau đó chăm sóc với lượng nước, nhiệt độ và khí oxi thích hợp thì những hạt khô đó vốn là những hạt khi gặp nước sẽ nhanh chóng hấp thụ và nở ra, trước tiên rễ mầm xuất hiện lá mầm. Nhưng hạt lúa mì chỉ ra một lá còn hạt đậu côve lại ra hai lá. Tại sao lại như vậy?

Trong hạt đậu côve không có phôi nhũ, bạn chỉ cần bóc lớp vỏ ngoài ra sẽ thấy hai múi màu trắng dày và mập gọi là hai lá mầm. Lá mầm chiếm phần lớn nhất trong hạt, nó chứa nhiều chất dinh dưỡng, thay thế tác dụng của phôi nhũ, có thể cung cấp những chất cần thiết cho hạt nảy mầm và phát triển. Ngoài hạt đậu côve ra còn có hạt đậu tằm, đậu tương, hạt bông, hạt cam, hạt quýt, hạt táo, hạt dưa hấu và của một số loài rau cũng có hạt tương tự như vậy.

Nếu bạn bóc lớp vỏ ngoài của hạt lúa mì ra thì lại thấy cấu tạo của nó khác, chỉ có một lá mầm, kẹp giữa phôi và phôi nhũ, chất dinh dưỡng bên trong lá mầm rất ít, do vậy, trong loại hạt này, tuyệt đại bộ phận là phôi nhũ chiếm hết. Không ít loại có kết cấu như vậy, như hạt lúa nước, ngô, cao lương, đại mạch và nhiều loài thực vật khác.

Sau khi gieo hạt lúa mì và đậu côve, ta thấy hạt lúa mì sẽ ra một lá mầm, lá này không phải là lá mầm ban đầu mà là chiếc lá đích thực mọc ra từ mầm; còn hai lá mầm (cùi) của đậu côve sau khi mọc lên khỏi mặt đất và phát triển thành lá thực sự. Các nhà thực vật căn cứ vào cấu tạo khác nhau của cây trồng đã phân ra làm hai loại: những loài có hạt giống như hạt lúa mì thì gọi là “lớp một lá mầm” và những loài có hạt giống như hạt đậu côve thì gọi là lớp “hai lá mầm”.

Vì sao phải bảo vệ môi trường?

Ngày nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành nhận thức chung của mọi người. Nhưng vì sao lại phải bảo vệ môi trường? Bảo vệ môi trường như thế nào?...

Tại sao việc thu hoạch cây ăn quảlại có năm lớn năm nhỏ?

Cây ăn quả rất quen thuộc với chúng ta, hầu hết cây ăn quả đều có một tính khí riêng kì lạ. Đó chính là sau khi nó bước vào thời kì kết quả rộ, sẽ...

Vì sao ngày càng chế tạo kính viễn vọng lớn hơn?

Nếu sử dụng kính viễn vọng thông thường để quan sát bầu trời sao mênh mông, bạn sẽ phát hiện vũ trụ là một bầu thiên hà nhiều màu sắc, luôn biến ảo....

Răng có phải là một "mẫu xương" đặc không?

Bộ phận cứng nhất trong cơ thể là răng. Mới nhìn qua, răng giống như một mẩu xương đặc, nhưng thực ra kết cấu của nó không đơn giản như thế.

Con người tách rời thực vật tại sao không thể sinh tồn được?

Thực vật có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất, bạn có lẽ sẽ cảm thấy điều đó là lẽ thường tình, tuy nhiên bạn đã bao giờ nghĩ nếu không có thế giới xanh...

Vì sao sóng biển lại có màu trắng?

Thực ra, có thể coi sóng biển là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn. Do đó, để chúng ta dễ hình dung và giải thích hơn về việc tại sao nước biển có màu xanh mà sóng biển lại có màu trắng, hãy cùng nghiên cứu về tính chất của thủy tinh...

Tường ngăn lửa (tường lửa) là gì?

Trong thời kỳ dài trước đây, nhà cửa đều là cấu trúc gạch và gỗ. Thậm trí còn là nhà tranh.

Tại sao kiến trúc cổ của Trung Quốc thường có mái hiên vểnh ngược lên?

Trung Quốc cổ đại có nhiều kiến trúc cổ nổi tiếng rường vẽ hoa, xà chạm trổ, màu sắc rực rỡ, nhất là những mái nhà lớn đẹp lạ thường, nóc nhà hơi vểnh...

Rau chuyển đổi gien là gì?

Trong bữa ăn của chúng ta rau là một trong những món chính như rau muống, rau cải, rau cần, củ cải..