Vì sao bệnh "mắt gà chọi" thường không tự khỏi?

Ở người bình thường, hai mắt nhìn một vật, ảnh của vật thể đó in trên võng mạc của cả hai mắt, truyền lên trung khu thị giác ở não, chập lại làm thành một vật lập thể hoàn chỉnh. Công năng này gọi là "hai mắt thành một cách nhìn". Ở trẻ sơ sinh, quá trình hình thành "hai mắt một đường nhìn" rất dễ bị ảnh hưởng của ngoại giới, khiến cho chỉ một mắt nhìn vào mục tiêu, gây lác mắt. Khi nhãn cầu nhìn vào vật xiên về phía trong thì gọi là lác trong, tức "mắt gà chọi".

Vì sao mắt gà chọi là khó tự khỏi? Để làm sáng tỏ điều này, phải bắt đầu từ các cơ vận động và thần kinh quản của nhãn cầu. Phía ngoài nhãn cầu có 6 cơ mắt; trong điều kiện bình thường, khi ta nhìn một vật nào đó thì dù mắt nhìn về hướng nào, sự chuyển động của hai mắt đều song song nhất trí với nhau. Do sự co của cơ mắt chịu sự điều tiết của thần kinh nên khi xem mục tiêu bên phải, hai mắt đều chuyển sang bên phải; khi xem mục tiêu bên trái, hai mắt đều chuyển sang trái.

Nếu hai mắt trẻ phát triển không giống nhau (một mắt nhìn lên phía trên hoặc bị tán quang, hoặc độ nhìn xa của hai mắt chênh lệch nhau rất lớn) hoặc trẻ từ bé đã thích chơi những đồ rất nhỏ, chơi trong điều kiện ánh sáng rất mờ hay chơi những trò phải nhìn gần, cơ mắt sẽ mất cân bằng, cơ thần kinh mỏi mệt, có thể phát sinh bệnh mắt gà chọi.

Ở những trẻ bị mắt gà chọi, nếu không kịp thời uốn nắn sự cân bằng của cơ mắt, bệnh sẽ không tự khỏi. Hơn nữa, do một mắt bị lác kéo dài nên người bệnh không thể dùng mắt này, lâu ngày sự phát triển của mắt sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí gây nhược thị (rất khó phục hồi). Trẻ em bị bệnh mắt gà chọi chỉ dùng một mắt để nhìn nên không có cảm giác lập thể về đồ vật, không thể phân biệt vật xa hay gần. Ví dụ: Lúc xâu kim không thể luồn chỉ đúng lỗ; khi dùng bút chấm mực thì không chấm đúng miệng lỗ mực, khó tìm kiếm những vật nhỏ thì khó nhìn... ảnh hưởng rất nhiều đến học tập và công tác sau này.

Do đó, khi phát hiện con bị bệnh mắt gà chọi, bố mẹ phải kịp thời đưa đi chữa trị. Việc chữa bệnh sớm không những có thể uốn nắn cơ mắt mà còn giúp khôi phục thị lực. Nếu bỏ lỡ cơ hội, đứa trẻ lớn lên dù được phẫu thuật cũng khó cải thiện tình hình và nhất là không khôi phục được thị lực cũng như cảm giác lập thể.

Vì sao không nên uống nước sôi đun lại?

Không nên uống nước lã là điều vệ sinh thường thức mà ai cũng biết, thế nhưng như thế cũng không có nghĩa mọi loại nước đun sôi đều nên uống. Thực ra...

Tại sao có một số bắp ngô thiếu hạt và "ngô trọc"?

Khi thu hoạch ngô, chúng ta tước chiếc “áo khoác” của nó ra, rồi cắt túm “râu” trên đầu bắp ngô đi, sẽ thấy trên bắp ngô những hạt ngô xếp hàng thẳng...

Đâu là nguồn oxy của các nhà du hành?

Đối với mạng sống của con người, so với nước và thực phẩn, oxy còn quan trọng hơn rất nhiều. Trên Trái đất, bẩu khí quyển dường như là nguồn cung cấp...

Con người điều khiển người máy như thế nào?

Người máy là sản phẩm phát triển công nghệ cao, là thể hiện tài trí thông minh của loài người. Người máy là loại máy móc tự động đặc biệt mà con người...

Tại sao đến mùa thu có một số lá cây lại chuyển sang màu đỏ?

Thời tiết mùa thu cao trong, bạn đi ngắm cảnh Hương Sơn ở Bắc Kinh sẽ đắm say bởi màu đỏ khắp núi đồi.

Thế nào là bí mật "Tunguska"?

Khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, vùng Tunguska miền trung Siberi Nga có một quả cầu lửa còn sáng hơn cả Mặt Trời ù ù rơi xuống theo góc...

Vì sao có thể phá sương mù bằng phương pháp nhân tạo?

Sương mù là do những giọt nước hoặc tinh thể băng trôi nổi trong không khí mà thành. Khi có mù sẽ cản trở tầm nhìn, do đó những vật xa nhìn không rõ,...

Tại sao màu sắc cũng có thể làm phân bón cho sự phát triển của cây trồng?

Nếu nói, “màu sắc” cũng được làm là phân bón, hơn nữa hiệu quả tăng sản rõ rệt thì bạn nhất định sẽ nghi ngờ. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn là sự thực.

Vì sao nói âm nhạc có lúc cũng trở thành tiếng ồn?

Muốn trả lời vấn đề này trước hết phải làm rõ thế nào là âm nhạc. Âm nhạc là âm thanh do những âm điệu có qui luật nhất định tạo ra.