Vì sao không nên uống nước ngay sau khi ăn trái cây?

Sau mỗi bữa ăn, uống nước sẽ rất có lợi cho sức khỏe. Nước khi đó sẽ có tác dụng cải thiện tiêu hóa. Tuy nhiên, uống một ly nước ngay sau khi ăn trái cây có thể gây hại nhiều hơn là lợi.

Dưới đây là 5 lý do không nên uống nước sau khi ăn trái cây:

Gây co thắt dạ dày

Trái cây chứa nhiều đường và men nên uống nước ngay sau khi ăn trái cây sẽ làm loãng axit trong dạ dày. Điều này tạo ra một môi trường trong đó nấm men có thể phát triển mạnh, dẫn đến việc sản xuất carbon dioxide và rượu, gây ra tình trạng tích tụ khí trong dạ dày. Do đó, không nên uống nước ngay sau khi ăn trái cây để ngăn ngừa co thắt dạ dày.

Ảnh hưởng đến mức độ pH

Uống nước ngay sau khi ăn trái cây, đặc biệt là những loại có hàm lượng nước cao như dưa hấu, dưa chuột, cam, dâu tây, bưởi và kiwi làm rối loạn mức độ pH của hệ tiêu hóa (mức độ axit hoặc kiềm). Điều này là do trái cây có hàm lượng nước cao có thể làm xáo trộn nồng độ pH bằng cách làm cho dạ dày tiết ít axit hơn.

Làm chậm quá trình tiêu hóa

Nên tránh uống nước ngay sau khi ăn hoa quả vì sự kết hợp này có thể cản trở quá trình hấp thụ và tiêu hóa trong dạ dày. Uống nước ngay sau khi ăn trái cây còn gây ra cảm giác buồn nôn. Bạn nên uống nước ít nhất một giờ sau khi ăn trái cây, nhất là phụ nữ đang mang thai, để tránh bị ốm nghén, buồn nôn.

Làm loãng dịch vị

Uống nước ngay sau khi ăn sẽ làm loãng dịch vị và các men tiêu hóa cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Dịch vị loãng làm giảm tiết các men tiêu hóa, có thể gây ợ chua. Do đó, nên uống nước trước, hoặc uống sau 1h khi ăn trái cây để không gặp phải tình trạng này.

Tăng lượng đường trong máu

Uống nước ngay sau khi ăn trái cây làm chậm quá trình tiêu hóa, để lại nhiều thức ăn chưa tiêu hóa hết trong hệ thống. Chất này được chuyển hóa thành chất béo và gây ra sự gia tăng insulin, làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường và béo phì.

Vì vậy, tránh uống nước ngay sau khi tiêu thụ trái cây nhất là trái cây họ cam quýt và trái cây có hàm lượng nước cao, để điều hòa lượng đường trong máu, ngăn ngừa béo phì và tiểu đường.

Vì sao cỏ quyển bá quấn đã khô ngâm vào nước lại có thể tươi lại?

Bạn đã từng nghe nói về cỏ quyển bá quấn chưa? Loại cỏ này kì lạ lắm. Bình thường, bạn có thể để khô, cất vào một góc, lá quyển bá quấn sẽ cuộn lại,...

Làm thế nào vẽ được góc vuông mà không dùng êke?

Giả sử có mảnh ván hình chữ nhật, hình chữ nhật này có hai cạnh song song đã hoàn hảo, hai cạnh đối diện còn lại lại nham nhở, làm thế nào bạn có thể...

Chất lượng môi trường có tiêu chuẩn không?

Nâng cao chất lượng môi trường là mục đích chủ yếu của công tác bảo vệ môi trường. Chất lượng môi trường phản ánh mức độ phù hợp của môi trường đối...

Vì sao các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối?

Các sao trên trời có ngôi sáng, ngôi tối. Như ta đã biết bóng đèn điện 600 W sáng hơn bóng đèn 20 W, đó là vì sức phát ra ánh sáng của chúng khác...

Vì sao không thể tùy tiện khai hoang hoặc lấn hồ thành ruộng?

Việc khai hoang, lấn hồ làm ruộng là để mở rộng thêm diện tích canh tác, trồng thêm lương thực, nâng cao sản lượng nông sản. Nhưng nếu không nghiên...

Tại sao táo không bay lên trời mà lại rơi xuống đất?

Mọi người đều biết rằng vào mùa thu các trái táo trên cây thường chín vàng, quả chín tự động rụng xuống đất. Các loại trái cây khác cũng vậy, chúng đều rơi xuống đất chứ không bay lên trời. Ngay cả khi bạn ném chúng lên cao...

Tại sao thuyền buồm có nhiều kiểu cánh buồm như thế?

Bạn đã nhìn thấy thuyền buồm chưa? Trên thế giới có rất nhiều cuộc đua thuyền buồm nổi tiếng. Khi đua ta chỉ nhìn thấy hàng nghìn chiếc thuyền tranh...

Làm thế nào tính được số cá trong ao?

Trong cuộc sống hàng ngày người ta thường có yêu cầu ước lượng các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ ước lượng sản lượng lúa. Người ta thường dùng biện pháp...

Tại sao sức chống chịu bệnh của cây cối mọc hoang rất mạnh?

Chúng ta thường gặp cây cối mọc hoang ở ngoài cánh đồng và nơi đất hoang, hay mọc thấp, lá cành khẳng khiu, có quả bé và chua. Xét bề ngoài thì trông...