Thế nào là kế hoạch Apollo đổ bộ Mặt trăng?

Dự án Apollo đổ bộ Mặt Trăng gọi là công trình Apollo, là công trình con người đổ bộ Mặt Trăng do Mỹ tổ chức thực hiện ở những năm 60-70 của thế kỷ XX. Apollo là tên gọi thần Mặt Trời trong chuyện thần thoại Hy Lạp. Vị thần đó đẻ sinh đôi với nữ thần Mặt Trăng Arthermis, cho nên người Mỹ dùng Apollo để đặt tên cho dự án đổ bộ Mặt Trăng. Mục đích của công trình Apollo là đưa người lên Mặt Trăng và tiến hành khảo sát thực địa Mặt Trăng.

Công trình Apollo là một mốc quan trọng trong lịch sử vũ trụ của thế giới, nó đã để lại dấu chân của con người trên một tinh cầu khác. Công trình bắt đầu từ tháng 5 năm 1961, kết thúc vào tháng 12 năm 1972, cộng tất cả gồm hai vạn nhà doanh nghiệp, hơn 200 trường đại học, hơn 80 cơ quan nghiên cứu và ước khoảng hơn 30 vạn người tham gia, thời gian kéo dài 11 năm, tiêu tốn 25,5 tỉ đô la.

Công trình Apollo bao gồm hai bộ phận lớn: Dùng tên lửa "Thổ tinh 5" phóng con tàu chờ người - "Tàu Apollo". Trọng lượng con tàu 45 tấn, có ba bộ phận tổ hợp thành là khoang chỉ huy, khoang phục vụ và khoang đổ bộ Mặt Trăng. Bắt đầu từ năm 1966 Mỹ đã phóng tất cả 17 tàu Apollo: tàu số 1 - số 3 dùng làm tàu mô hình thí nghiệm; số 4 - số 6 là tàu không mang người; số 7 - số 10 là tàu mang người bay quanh Trái Đất hoặc có quỹ đạo bay quanh Mặt Trời; số 11 - số 17 là tàu chở người đổ bộ xuống Mặt Trăng.

Ngày 20 tháng 7 năm 1969, Tàu Apollo 11" đã đổ bộ xuống góc Tây Nam biển Chết của Mặt Trăng, nhà du hành Neil Armstrong lần đầu tiên ra khỏi khoang tàu đổ bộ đi bộ trên Mặt Trăng, trở thành người đầu tiên đến Mặt Trăng. Công trình Apollo gồm có sáu chuyến tàu bay đến Mặt Trăng, 12 nhà du hành dừng chân trên Mặt Trăng, khiến cho con người hiểu được thêm một bước rất cụ thể đối với Mặt Trăng.

Trong sáu lần đổ bộ thành công xuống Mặt Trăng, các nhà du hành đã ở lại trên đó khoảng 300 giờ, trong đó thời gian ngừng lại của tàu Apollo 17 lâu nhất khoảng 75 giờ. Tổng cộng họ đã lấy được 385 kg mẫu đất đá. Những tiêu bản này lần lượt lấy ở vùng biển và vùng núi vòng trên Mặt Trăng. Tàu Apollo 12 từ quỹ đạo bay quanh Mặt Trăng đã phóng khoang đổ bộ về phía Mặt Trời, tiến hành thí nghiệm va chạm "vẫn tinh" bằng nhân tạo, gây nên chấn động kéo dài 55 phút. Tàu Apollo 15 và 16 trên quỹ đạo quay quanh Mặt Trăng, mỗi con tàu đã phóng một vệ tinh Mặt Trăng. Các nhà du hành của tàu Apollo 15, 16, 17 còn lái xe đi trên Mặt Trăng để thu thập các mẫu đất đá. Những cảnh tượng này đều đã được truyền về mặt đất vô tuyến truyền hình ở những thời gian thích hợp, khiến cho hàng tỉ người trên Trái Đất được hưởng niềm vui kỳ lạ này.

Vì sao thủ dâm lại có hại cho sức khỏe?

Thủ dâm là những hành vi dùng tay hoặc các phương thức tương tự để kích thích, nhằm tự thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Ban đầu, chuyện này có thể là ngẫu...

Vì sao không nên dùng tăm xỉa răng?

Xỉa răng là thói quen không tốt. Răng của ta vốn sắp hàng ngay ngắn, kẽ hở giữa các chân răng đều được lợi và chân răng điền đầy.

Nếu nối các mạch máu của bạn lại với nhau thì chúng sẽ có độ dài là bao nhiêu?

Chiều dài đó sẽ là 60.000 dặm, tương đương với 96.

Vì sao chỉ có năm loại khối đa diện đều?

Trong các tinh thể người ta thường thấy các khối đa diện đặc thù: các mặt của tinh thể là những đa diện đều, mọi góc của đa diện đều hoàn toàn bằng...

Tại sao lại xảy ra sự bùng nổ tổ hợp thông tin?

Không biết bạn đã nghe thấy chuyện thông tin tăng nhanh đột biến dẫn tới sự "bùng nổ" chưa. Đó là chuyện gì vậy? Hãy xem một ví dụ đơn giản sau đây.

Vì sao lại có dịch viêm gan A?

Đêm 31/10/1987 ở Thượng Hải bỗng nhiên có hơn 700 người phát sinh triệu chứng miệng nôn trôn tháo ở những mức độ khác nhau. Qua kiểm định của cơ quan...

Vì sao các thiết bị vũ trụ phải giữ tư thế chính xác trong vũ trụ?

Khi đọc sách hoặc viết chữ ta phải giữ một tư thế chính xác, vậy các thiết bị hàng không vũ trụ bay trong vũ trụ có cần giữ tư thế chính xác không?...

Vì sao nam giới có râu, còn phụ nữ thì không?

Nam nữ khác nhau không những về tầm vóc và công năng của các tổ chức khí quan mà còn có một sự khác biệt rất lớn: nam giới đến tuổi thanh niên trên...

Vì sao phải lập quy hoạch môi trường?

Thông thường, quy hoạch môi trường chính là hệ thống quy hoạch quy định chặt chẽ đối với công tác bảo vệ môi trường trong tương lai.