Vì sao nửa bên phải của hướng tiến cơn lốc là nửa nguy hiểm?

Gió lốc (áp thấp) là trận không khí xoáy với tốc độ rất lớn. Nó không những có tốc độ quay nhanh mà toàn bộ còn chuyển động lên phía trước. Bình thường ta nghe Đài phát thanh báo tin: "Cơn lốc có tốc độ x x km/h, hướng chuyển dời x x”.

Đó chính là tốc độ chuyển dời lên phía trước của cả cơn lốc, cũng tức là tốc độ chuyển động của trung tâm cơn lốc. Tốc độ này nói chung mỗi giờ chỉ đi mấy cây số đến mấy chục cây số.

Còn tốc độ xoáy của gió thì mạnh vô cùng, có thể đạt đến 100 m/s, đó là nói về tốc độ xoáy. Cơn lốc có tốc độ xoáy như thế làm sao không gây nên sóng thần, lật đổ tàu bè, làm sập nhà cửa trên bề mặt đất, thậm chí nhổ những cây lớn bật gốc rễ lên được?

Khi tàu thuyền đi trên biển gặp phải gió lốc thì phải tránh xa, nếu tránh không kịp thì phải biết lợi dụng quy luật của gió lốc, tránh nửa bên phải trên đường tiến lên của gió lốc, chạy sang nửa bên trái mới có thể giảm bớt nguy hiểm.

Vì sao nửa bên phải hướng tiến lên của gió lốc lại nguy hiểm, còn nửa bên trái đỡ nguy hiểm hơn?

Hướng gió nửa bên phải hướng tiến lên của cơn lốc thống nhất với hướng tiến lên của cơn lốc, nên thuyền bè dễ bị cuốn vào trung tâm, mà gần trung tâm thì sức gió cực mạnh, cho nên vô cùng nguy hiểm. Chính vì hướng gió nửa bên phải của đường đi cơn lốc trùng với hướng di chuyển cho nên tốc độ gió hợp lại tăng gấp đôi. Còn nửa bên trái hướng gió ngược với chiều di chuyển của cơn lốc nên tốc độ chỉ bằng hiệu số của hai tốc độ. Vì vậy tốc độ gió nửa bên phải lớn hơn tốc độ gió nửa bên trái rất nhiều, sóng cũng cao hơn. Ngoài ra khi cơn lốc trên Thái Bình Dương đi về hướng tây thì bên phải của nó thường là cột cao áp á nhiệt đới rất mạnh, còn bản thân cơn lốc là khí áp thấp rất lớn, vì vậy sự chênh lệch áp suất trên một đơn vị khoảng cách ở phía bên phải của cơn lốc lớn hơn bên trái rất nhiều cho nên tốc độ gió nửa bên phải cũng lớn hơn của bên trái.

Hơn nữa nếu cơn lốc chuyển hướng thì phần lớn là chuyển sang bên phải, cho nên thuyền bè nằm ở bên phải rất dễ bị cuốn vào trung tâm cơn lốc.

Những điều phân tích trên đây thuộc về cơn lốc ở Bắc bán cầu. Nếu tàu đi trên Nam bán cầu thì hoàn toàn ngược lại: nửa bên trái nguy hiểm, nửa bên phải đỡ nguy hiểm hơn.

Tại sao phải nghiên cứu thuật toán?

Nói theo cách thông tục thì thuật toán là cách thức cụ thể giải quyết vấn đề. Trong Tam quốc diễn nghĩa, Chu Du và Gia Cát Lượng để đập tan cuộc tiến...

Vì sao nói ngủ giường hơi cứng phẳng là tốt?

Con người mất khoảng 1/3 cuộc đời cho việc ngủ; do đó, giường đối với chúng ta rất quan trọng. Có nhiều loại giường: giường phẳng, giường đệm, giường...

"Hành vi xoa dịu" của khỉ có ý nghĩa gì?

Các động vật nhỏ bé khi gặp các động vật to lớn, thường đưa ra những động tác làm dịu đi sự hung dữ của đối phương hoặc trút giận lên người khác, để...

Vì sao núi lửa gây ô nhiễm có tính toàn cầu?

Núi lửa Shenheilon vùng Đông Bắc Mỹ đã từng làm cho báo chí, Đài phát thanh và Đài truyền hình trên thế giới tranh nhau đưa tin. Vì sao các nước khác...

Tàu điện trên không trong thành phố có an toàn?

Tàu điện trên không kiểu "lên trời" là một hệ thống giao thông đường sắt trong thành phố mà đại bộ phận đường ray đặt trên cầu ở trên cao, nó cũng...

Vì sao sét dễ đánh vào những vật cao đứng đơn độc?

Đáy các đám mây mưa giông thường tích điện. Điện năng này khiến cho mặt đất phát sinh cảm ứng, sản sinh ra những đám tích điện ngược dấu.

Vì sao răng có hình dạng khác nhau?

Bình thường, một người trưởng thành có 32 răng, được chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy có răng dẹt, răng nhọn, lại có răng...

Vì sao eo biển Đài Loan mùa đông và mùa xuân thường nổi gió đông bắc mạnh?

Eo biển Đài Loan là khu vực sóng to, gió lớn nổi tiếng. Ở đó hằng năm trên 130 ngày có gió đông bắc mạnh, hơn nữa chủ yếu tập trung vào mùa đông và...

Hiếu động ở trẻ có phải là chứng hành động lung tung không?

Có những trẻ em rất hiếu động, từ sáng đến tối ngoài thời gian ngủ ra thì hoạt động không ngừng. Do đó, nhiều bậc bố mẹ cảm thấy lo lắng, cho rằng con...