Tại sao khi học có lúc tiến bộ nhanh, có lúc lại chậm?

Mọi kỹ năng hay kiến thức mà chúng ta có được đều là do trải qua một quá trình tập luyện lâu dài. Chẳng hạn học ngoại ngữ hay đánh đàn. Nhưng sẽ có lúc bạn sẽ thấy đầu óc dường như ì ra, mãi chẳng tiến bộ, và cũng có lúc lại "lên tay” rất nhanh.

Nhiều nhà tâm lý học đã làm thí nghiệm và vẽ đồ thị học tập. Ta hãy xem đồ thị trên đây, với một số quá trình chính sau.

1. Giai đoạn vọt tiến. Học viên bao giờ cũng tiến bộ rất nhanh, bởi vì lúc mới đầu ai cũng háo hức, tập trung cao. Mặc khác tiến bộ của kỹ năng chỉ là từ nông đến sâu, từ dễ đến khó, nên giai đoạn này được nâng cao rất nhanh.

2. Giai đoạn cao nguyên: Thành tích học tập khá bằng phẳng, ở mức cao. Trong quá trình học, khi đến một giai đoạn nào đó, tuy vẫn cố gắng nhưng bạn không thấy tiến bộ, thậm chí còn kém đi, gây ra cảm giác chán nản. Hiện tượng này là thời kỳ quá độ từ bậc thấp sang bậc cao. Mặc khác, động cơ học tập của bạn giảm xuống, không được hăng hái như lúc đầu, hoặc cũng có thể do phương pháp không thỏa đáng. Do đó cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp, không nên thối chí, bỏ học.

3. Đột biến: Cuối thời kỳ cao nguyên bao giờ cũng đến thời kỳ nhảy vọt rõ rệt. Thực tế là học viên sau một thời gian dài mò mẫm thử nghiệm, cuối cùng đạt đến giai đoạn thành thạo. Đây là kết quả của quá trình tập luyện lâu dài từ trước.

Như thế, cao nguyên không phải là giới hạn của tiến bộ, chỉ cần "nhấn ga" một chút, qua ngưỡng này là bạn sẽ đạt đến mức thành thạo. Khi thấy học hành mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Chỉ cần hăng say và chú trọng phương pháp khoa học, nhất định bạn sẽ lên đến đỉnh cao.

Tại sao nhà hát Sydney lại có hình con sò?

Khi xem Olympic 2000, mọi người đều nhận thấy kiến trúc biểu tượng của thành phố Sydney là nhà hát Sydney có hình dạng con sò màu trắng nổi lên giữa đại dương xanh biếc.

Vì sao lại có “hàng rào xanh”?

Mọi người đều đã nghe nói về hàng rào mậu dịch. Hàng rào mậu dịch là chỉ trong quan hệ mậu dịch quốc tế, những nước nhập khẩu vì lợi ích của nước mình...

Vì sao vàng lại được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật?

Vàng thuộc vương quốc của các kim loại con cưng. Từ xưa đến nay, vàng được dùng đúc tiền quý, được chế tác thành các đồ nữ trang quý giá.

Có thể "dời" cả toà nhà đi được chăng?

Trong quá trình cải tạo thành phố, quy hoạch xây dựng mới thường mâu thuẫn với các công trình kiến trúc hiện có. Thông thường thì người ta dỡ bỏ nhà...

Các nhà khoa học tính toán số lượng động vật hoang dã bằng cách nào?

Tính toán con số động vật hoang dã có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc sử dụng, bảo vệ và cứu giúp động vật hoang dã. Do động vật lớn nhỏ không thống nhất, vì vậy phương pháp tính toán cũng không giống nhau.

Vì sao chỉ cần xát nhẹ que diêm là cháy thành ngọn lửa?

Toàn thể que diêm là những chất dễ cháy: Đầu que diêm chủ yếu là antimon sunfua (Sb2S3) và kali clorat (KClO3). Thân que diêm bằng gỗ thông mềm hoặc...

Tại sao đến mùa thu có một số lá cây lại chuyển sang màu đỏ?

Thời tiết mùa thu cao trong, bạn đi ngắm cảnh Hương Sơn ở Bắc Kinh sẽ đắm say bởi màu đỏ khắp núi đồi.

Có phải tôm he (tôm đôi) sống thành đôi cái đực với nhau không?

Nhắc đến tôm he, không ít người cho rằng tôm he đực và tôm he cái sống với nhau, gắn bó như hình với bóng, giống như đôi uyên ương vậy, cho nên nó có tên gọi khác là tôm đôi. Thực tế đây là một sự hiểu nhầm.

Tại sao khủng long lại bị tuyệt chủng?

Trong lịch sử phát triển của sinh vật học, có rất nhiều loài động vật sau khi xuất hiện lại biến mất. Vì vậy chúng ta không cảm thấy kì lạ, bởi vì động vật tuyệt chủng trên thực tế là một giai đoạn tất yếu trong lịch sử tiến hoá của sinh vật.