Vì sao ở trong phòng điều hoà lại sử dụng thêm thiết bị tạo ẩm cho không khí?

Với nhiều người, máy điều hòa đã trở thành một trong những tiêu chí của cuộc sống thường nhật. Ở một số nơi, cùng với sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính, rồi sự oi bức trong mùa hè, nếu như không có điều hòa, người ta sẽ không thể chịu được không khí nóng bức ngột ngạt. Thế nhưng, nếu ở lâu trong phòng điều hòa, bạn sẽ cảm thấy khó chịu.

Nguyên nhân là do hàm lượng ôxy trong không khí không ngừng giảm xuống, khiến ta cảm thấy khó thở. Nguyên nhân thứ hai là các ion âm trong không khí cũng giảm xuống và không khí trong phòng điều hòa thường rất khô.

Độ khô ẩm trong không khí đối với cơ thể người có khu vực thích ứng nhất định. Độ ẩm tương đối là khoảng 70%, nếu quá khô hay quá ẩm đều có thể dẫn tới khó chịu, thậm chí còn gây ra bệnh tật.

Vì sao không khí trong phòng điều hòa lại khô như vậy? Đó là vì khi điều hòa đặt chế độ lạnh, không khí trong phòng sẽ nhiều lần đi qua thiết bị lọc nhiệt độ thấp của bề mặt, liên tục làm cho một bộ phận hơi nước hóa lỏng rồi thông qua thiết bị dẫn nước của điều hòa thoát ra ngoài. Do nhiệt độ trong phòng cao hơn nhiệt độ bề mặt của bộ phận lọc, không khí gần bề mặt bộ phận lọc đạt đến bão hòa sẽ quay trở lại phòng. Điều này có nghĩa là độ ẩm tương đối sẽ giảm xuống, nước hóa lỏng liên tục được thải ra, độ ẩm tương đối của không khí trong phòng ngày càng thấp. Cũng như vậy, khi dùng điều hòa ở chế độ ẩm, tổng lượng nước chứa trong không khí tại phòng có thể không đổi, nhưng do nhiệt độ tăng cao khiến cho độ ẩm tương đối giảm đi.

Khi ở trong phòng điều hòa, có thể chọn cách dùng thêm thiết bị phun ẩm nhằm duy trì độ ẩm trong không khí. Đồng thời phun ưới dạng sương mù có thể làm tăng ion âm trong không khí giúp người sử dụng điều hòa cảm thấy dễ chịu hơn. Đương nhiên, để bảo đảm sức khỏe, mọi người không nên ở quá lâu trong phòng điều hòa đóng kín, mà cần phải thường xuyên cho không khí lưu thông.

Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?

Dự báo thiên tai như gió lốc, mưa bão, tuyết rơi, gió rồng cuốn (vòi rồng), mưa đá, hạn hán và lũ lụt để đề phòng là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất...

Câu chuyện về khí than và khí hoá lỏng?

Ngày nay ở các thành phố, việc sử dụng khí đốt và khí hoá lỏng ngày càng phổ biến. Đặc điểm chung khi sử dụng loại chất đốt này là tiện lợi, sạch sẽ,...

Thực phẩm ta ăn vào biến đi đâu?

Hơn 300 năm trước, giáo sư Sankerfreise người Italy đã làm một thí nghiệm rất lạ nhưng cũng rất thú vị: Ông treo một chiếc ghế vào đầu một cán cân rất...

Tại sao tỏi có tác dụng kháng khuẩn?

Nói đến tỏi mọi người đều quen thuộc. Thân củ tỏi màu trắng, có củ vỏ tím, có củ vỏ trắng, khi rán cá cho hai nhánh tỏi vào có thể loại bỏ mùi tanh,...

Máy tính đã hỗ trợ công việc chụp CT thế nào?

Chắc chắn bạn đã được nghe nói về việc chụp CT, nhưng bạn có biết CT là thiết bị kiểm tra y tế thế nào không? Và máy tính đã có hỗ trợ gì trong việc...

Vì sao việc tập cho mắt có thể giúp đề phòng cận thị?

Một đôi mắt bình thường vì sao dần dần lại biến thành cận thị? Nguyên nhân chủ yếu là bệnh nhân không dùng mắt hợp quy tắc vệ sinh. Nếu trong một thời...

Vì sao không thể tùy tiện xây dựng công trình thủy lợi?

Từ xưa đến nay, các công trình thuỷ lợi đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của con người. Về mặt phòng lũ, vận chuyển đường sông, công nghiệp...

Vì sao phải công bố các thông báo về chất lượng không khí?

Hội nghị lần thứ 10 của ủy ban Bảo vệ môi trường khóa 3 của Chính phủ Trung Quốc quyết định: từ 5/6/1997 – 5/6/1998, Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành...

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?