Vì sao phải bảo vệ cá chiên Trung Quốc?

Cá chiên Trung Quốc là loài cá quí hiếm từ xưa ở Trung Quốc. Hơn 1.000 năm trước Công nguyên, từ đời nhà Chu người ta đã gọi loài cá này là cá vua. Nó là một loài cá kinh tế ở sông Trường Giang. Cá đực thân có thể dài tới 2,5 m, trọng lượng hơn 150 kg, cá cái thân dài 4 m, trọng lượng 350 kg trở lên. Mặt cắt ngang thân có hình bầu dục, phần trước hơi to, càng về sau thân càng vuốt nhọn, đầu hình tam giác, miệng nhỏ không có răng, trước miệng có 4 râu dài dùng để tìm cá con hoặc các động vật khác dưới đáy nước làm thức ăn. Loài cá này đã từng là món ăn cao cấp trên bàn ăn vua chúa. Thịt nó béo và thơm, trứng có thể làm tương trứng cá. Nó đã từng rất nổi tiếng trên thế giới.

Loài cá này sống hồi hương trên sông. Chúng sống ở cửa sông Trường Giang và ven bờ biển Đông. Khi sinh đẻ, chúng quay trở về vùng cát vàng trên thượng du sông Trường Giang, đẻ trứng và nở con ở đó. Sau đó cá mẹ cùng với cá con lại quay trở về cửa sông và ven biển là khu vực sinh sống của chúng. Hàng năm người ta vớt được rất nhiều trứng và cá con trên đường chúng đi lại.

Đầu thập kỉ 70 mỗi năm còn đánh bắt được khoảng 1.000 con. Về sau vì đánh bắt quá mức, cộng thêm đập Cát Châu được xây dựng nên ảnh hưởng đến sự đi lại của loài cá này, từ đó số lượng của chúng giảm dần và hiện nay đang có nguy cơ bị diệt chủng. Do đó các nhà khoa học nghiên cứu loài cá chiên Trung Quốc đã tiến hành nhiều cuộc thí nghiệm khoa học.

Đến nay người ta đã có thể ươm nhân tạo được loài cá này và thả chúng vào vùng hạ lưu Trường Giang để nuôi. Đồng thời nhà nước đã đặt ra những pháp qui qui định loài cá này thuộc loài bảo tồn cấp I của quốc gia, cấm đánh bắt. Nếu ai đánh bắt phi pháp sẽ bị trừng phạt. Loài cá này hiện nay đã tìm thấy môi trường mới để sinh sống và đẻ trứng phía dưới đập Cát Châu sông Trường Giang. Gần đây người ta còn phát hiện tháng 3 là mùa sinh sản của loài cá này. Chúng đến vùng Mân Giang để đẻ trứng. Người Phúc Châu rất coi trọng và ra sức tuyên truyền bảo vệ loài cá này.

Từ khoá: Cá chiên.

Vì sao biển được gọi là kho báu tài nguyên hoá học?

Biển chiếm 71% diện tích Trái Đất, ở đó chứa hơn 80 loại nguyên tố hoá học, đó là nguồn tài nguyên phong phú thiên nhiên ban tặng cho con người. Cùng...

Khí nitơ có công dụng gì?

Thành phần nitơ trong không khí bị người ta cho là "khí trơ". Hầu như nitơ không tạo nên điều gì đáng chú ý.

"Tiếng địa phương" của động vật được hình thành như thế nào?

Loài người do ở những khu vực không giống nhau nên đã xuất hiện những tiếng địa phương khác nhau. Vậy thì động vật có tiếng địa phương hay không?

Vì sao phải xây dựng căn cứ vĩnh viễn trên Mặt trăng?

Sang thế kỷ XXI con người sẽ đi lại từ Trái Đất lên Mặt Trăng và phải xây dựng ở đó căn cứ vĩnh viễn. Con người cần lên Mặt Trăng để làm gì? Trước hết...

Tàu vũ trụ và máy bay vũ trụ có gì khác nhau?

Tàu vũ trụ và máy bay vũ trụ đều là những thiết bị vũ trụ chở người, tức là chúng đều bảo đảm điều kiện làm việc và sinh sống của các nhà du hành...

Để phát huy tác dụng chữa bệnh, thuốc có liên quan với thụ thể như thế nào?

Thuốc và chất độc sau khi vào cơ thể sẽ có tác động khác nhau. Thuốc phát huy tác dụng chữa bệnh, còn chất độc sản sinh phản ứng có hại đối với cơ...

Vì sao băng tuyết trên đỉnh núi quanh năm không tan?

Một số đỉnh núi ở miền Tây Trung Quốc như Liên Sơn, Thiên Sơn núi Côn Lôn, Hymalaya thường có băng tuyết bao phủ giống như một cái mũ trắng, dù mùa hè...

Tại sao bọn Quốc xã muốn tiêu diệt dân tộc Do Thái?

Trong cuộc chiến tranh thế giới II, Đức Quốc xã âm mưu thống trị toàn thế giới, một mặt sử dụng vũ lực, một mặt tuyên truyền chủ nghĩa chủng tộc, tức...

Tại sao cây làm phân xanh có thể cải thiện được đất đai?

Cây làm phân xanh thường được nhà nông coi là “vàng” xanh vì phân xanh có thể cải thiện được đất và làm phân bón, giúp cho tăng sản lượng. Cây làm...