Vì sao "siêu âm B" cũng có thể chẩn đoán được bệnh?

Cùng với sự phát triển của y học, những thiết bị chẩn đoán bệnh tiên tiến không ngừng ra đời. Chẩn đoán siêu âm B chính là phương pháp chẩn đoán mới hình thành trên cơ sở sự phát triển của điện tử hiện đại, kết hợp nguyên lý ra đa với âm thanh học. Phương pháp này có các ưu điểm là tính chuẩn xác cao, không gây tổn thương hay đau đớn, không có phóng xạ, không cần thuốc tạo ảnh độc hại và tốn kém... Nó không những có thể kiểm tra các bệnh của nội tạng như gan, thận, lá lách, tụy và tử cung mà còn có thể tìm hiểu tình trạng phát triển của thai nhi trong tử cung.

Siêu âm B vì sao lại có thể phát hiện bệnh tình của các cơ quan trong cơ thể? Điều này phải bắt đầu từ nguyên lý tạo thành ảnh của nó. Siêu âm là một loại sóng âm thanh, có tần số rất cao vượt quá phạm vi tai người nghe được (tần số vượt quá 2000 lần/giây).

Siêu âm có các tính chất vật lý giống như âm thanh bình thường, dùng phương thức sóng dọc và với tốc độ nhất định truyền trong môi trường không khí, nước và chất rắn. Khi gặp vật trở ngại, nó sẽ phản xạ hồi âm và có thể bị môi chất hấp thu làm yếu đi. Đồng thời, siêu âm còn có một số đặc điểm vật lý quan trọng khác, ví dụ nó có hướng thống nhất với hướng ánh sáng, có thể phát thành chùm tia, phát thành những tia nắng.

Máy siêu âm vừa có tác dụng phát ra siêu âm, vừa có tác dụng thu tín hiệu phản xạ. Khi làm việc, nó

tạo ra những sóng cơ cao tần, tức là siêu âm, định kỳ phát sinh tín hiệu siêu âm. Bác sĩ tay cầm đầu dò đặt vào những vị trí cần kiểm tra của bệnh nhân để thăm dò. Vì các tổ chức trong cơ thể dày đặc nên hệ số trở kháng và hệ số hấp thu siêu âm rất khác nhau. Đặc biệt, khi những tổ chức trong cơ thể bị viêm tích nước, sưng to, can xi hóa và có bóng khí thì hồi âm từ trong các cơ quan của cơ thể phản xạ lại sẽ rất khác nhau. Lúc đó, đầu dò có thể chuyển tín hiệu siêu âm phản hồi thành tín hiệu điện, thông qua một loại xử lý phức tạp và tinh tế của máy siêu âm để chuyển thành ảnh mặt cắt của các cơ quan và hiện lên màn hình. Bác sĩ căn cứ các ảnh mặt cắt khác nhau này để phân tích tổng hợp, từ đó xác định được tính chất và vị trí mắc bệnh.

Con người tách rời thực vật tại sao không thể sinh tồn được?

Thực vật có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất, bạn có lẽ sẽ cảm thấy điều đó là lẽ thường tình, tuy nhiên bạn đã bao giờ nghĩ nếu không có thế giới xanh...

Tại sao cây mía phần gốc lại ngọt?

Thường có câu nói “gốc của cây mía ngọt, càng gần gốc càng ngon”. Thực ra, nửa phần trên cây mía không ngọt bằng nửa dưới của cây, đặc biệt là phần...

Vì sao trong sa mạc có ốc đảo?

Giữa sa mạc mông mênh cát trắng, không một giọt nước, thỉnh thoảng lại xuất hiện những ốc đảo xanh tươi với nhiều động thực vật đa dạng. Tại sao ở đây...

Vì sao con người phải khai thác tài nguyên không gian?

Đào giếng xuống đất có thể được nước, đó là tài nguyên nước. Khai thác giếng than có thể tìm được nguồn năng lượng, đó là tài nguyên khoáng sản.

Vì sao không thể tùy tiện khai hoang hoặc lấn hồ thành ruộng?

Việc khai hoang, lấn hồ làm ruộng là để mở rộng thêm diện tích canh tác, trồng thêm lương thực, nâng cao sản lượng nông sản. Nhưng nếu không nghiên...

Vì sao nói "tăng trưởng" khác với "phát triển"?

"Tăng trưởng” và “phát triển” vừa quan hệ mật thiết với nhau, vừa khác nhau về bản chất.

Máy quay video tại sao có thể tự động ghi hình?

Mọi người đều biết là máy quay video có chức năng ghi hình tự động. Chỉ cần điều chỉnh trước thời gian đồng hồ trong máy, xác định thời gian bắt đầu...

Sử dụng bình nóng lạnh bằng khí đốt tự nhiên có thể nhiễm độc không?

Rất nhiều người biết rằng, khí đốt tự nhiên và gas chúng ta dùng trong gia đình có ưu điểm hơn hẳn khí than. Trước tiên, lượng nhiệt toả ra từ khí đốt...

Viên đạn và tiếng nổ, cái gì chạy nhanh hơn?

Tốc độ viên đạn khi đi ra khỏi nòng súng là 900 mét/giây, âm thanh ở nhiệt độ bình thường có tốc độ truyền đi là 340 mét /giây. Viên đạn bay nhanh gấp...