Vì sao Trung Quốc thực hiện chế độ "Ba đồng thời" trong quản lí môi trường?

"Ba đồng thời” là chỉ “Những biện pháp đề phòng ô nhiễm được thực thi đồng thời với thiết kế công trình, đồng thời với thi công, đồng thời với đưa vào sử dụng”. Để dễ nhớ người ta gọi là chế độ “Ba đồng thời”. Ba đồng thời là biện pháp độc đáo trong quản lý môi trường của Trung Quốc, xuất hiện chính thức lần đầu tiên vào năm 1989 khi ban bố và thực thi “Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa”.

Xử lý ô nhiễm môi trường không những phải ra sức giải quyết những nguồn ô nhiễm vốn có mà quan trọng hơn là ngăn ngừa những nguồn ô nhiễm sắp sản sinh. Trung Quốc ngày nay đang tăng cường hiện đại hóa kiến thiết, các công trình mới không ngừng ra đời. Sau khi những công trình này đưa vào sản xuất, muốn chúng không sản sinh ra sự ô nhiễm nào là không hiện thực, biện pháp khả thi nhất là yêu cầu các chủ công trình phải lắp đặt những thiết bị ngăn ngừa ô nhiễm để tích cực đề phòng. Như vậy khi thiết kế những công trình chính đã phải đồng thời kết hợp thiết kế lắp đặt các thiết bị bảo vệ môi trường tương ứng. Lúc thi công công trình chính phải đồng thời lắp đặt các thiết bị để sau khi hoàn thành là có thể đưa công trình vào sử dụng ngay. Chỉ có như vậy mới có thể phòng ngừa ô nhiễm có hiệu quả. Ưu điểm của chế độ “Ba đồng thời” là vừa có thể khống chế những ô nhiễm sẵn có, vừa tránh được những ô nhiễm mới sắp sản sinh. Vì vậy Trung Quốc đã dùng hình thức luật pháp để khiến nó trở thành chế độ quản lí môi trường độc đáo. Thực tế đó là một biện pháp vừa trị ngọn, vừa trị gốc.

Xí nghiệp Gang thép lớn nhất của Trung Quốc – Tập đoàn Gang thép Bảo Sơn, Thượng Hải lúc thi công đã chấp hành tốt chế độ “Ba đồng thời”: nhà máy xử lí nước ô nhiễm, các thiết bị khử bụi và khói đã được lắp đặt đồng bộ. Kết quả là Nhà máy gang thép loại lớn này đã thu được cả lợi ích về kinh tế và lợi ích về môi trường.

Từ khoá: Chế độ “Ba đồng thời; Quản lí môi trường.

Tại sao linh ngưu được gọi là "sáu không giống"?

Ở Trung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là "bốn không giống", nhưng loài động vật "sáu không giống" hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.

Cầy mangut có phải là khắc tinh của rắn không?

Khi một con cầy mangut gặp phải rắn hổ mang thì sẽ có một cuộc sát đấu kịch liệt xảy ra.

Vì sao lại xuất hiện mưa sao băng của chòm sao Sư tử?

Bạn đã nhìn thấy mưa sao băng chưa?

Kiến trúc tường kính có những nhược điểm gì?

Trong các thành phố lớn hiện đại hoá, nhiều kiến trúc cao tầng đã dùng kết cấu "tường kính" mới mẻ đẹp mắt. Đó là một loại kính đặc biệt, dùng công...

Vì sao sữa đậu chưa đun chín có độc?

4.000 năm trước, nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu biết ăn sữa đậu.

Tại sao có một số thực vật lại có thể phân giải độc tính trong nước ô nhiễm?

Nước ô nhiễm thường có độc tính. Nhưng có một loại thực vật gọi là hành nước, nó vừa có thể hấp thụ chất có độc ở trong nước lại vừa có thể giết chết...

Có thật các hành tinh đều ở gần đường hoàng đạo?

Quỹ đạo của các hành tinh chỉ nghiêng một chút so với mặt phẳng quỹ đạo trái đất (hoàng đạo).

Vì sao có nhiều loại động cơ điện gia dụng không cần cho dầu vào ổ trục?

Hai ba mươi năm về trước, khi mua quạt điện, ta thường thấy ở gần ổ trục mô tơ có mấy lỗ tra dầu. Đó là do khi mô tơ quay, nếu không cho dầu để bôi...

Gọi điện thoại mà có hiện tượng hồi âm là sao vậy?

Hiện tượng hồi âm thì ở đâu cũng có, khi ta nói to trong hang núi thì chỉ lát sau sẽ nghe vọng tới một loạt hồi âm. Nguyên do là tiếng nói truyền vào...