Vì sao xử lí không thích đáng loại rác thải nguy hiểm dễ gây nên tai họa?

Rác thải nguy hiểm tức là chỉ các vật phế thải có tính độc dễ bốc cháy, dễ hoen gỉ và có tính truyền nhiễm, hoặc có tính phóng xạ, trong các chất hóa học có độc và các vật phế thải có tính phóng xạ là nguy hiểm nhất.

Ngày nay, trên thị trường có khoảng 7 – 8 vạn loại hóa phẩm trong đó có hơn 5.000 loại có hại cho sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Chúng gây ô nhiễm không khí, nước và đất đai. Nếu dùng những phương pháp xử lí đơn giản như chôn vùi thì có thể mấy năm hoặc mấy chục năm sau chúng lại thoát ra và gây tai họa cho con người.

Năm 1978 ở ngoại ô thành phố Niagara Falls bang New York Mỹ, có một chỗ mặt đất bị nứt toác thành rãnh lớn thậm chí nhà sụt, đất lở, dân cư xung quanh mắc ung thư cao, tỉ lệ phụ nữ sảy thai tăng cao, người ta còn phát hiện thấy thai nhi dị dạng. Qua điều tra khám phá được phía dưới khu nhà ở này trước kia là một con sông. Bốn mươi năm trước Công ty hóa học Huk đã chôn xuống đó mấy trăm thùng đựng chất thải hóa học, sau đó lấp đất san phẳng. Về sau, Nhà nước đã xây dựng một khu chung cư, trường học và sân vận động trên khu đất này. Vì đất nền không vững, lâu ngày đã xuất hiện vết nứt, do đó khí độc trong các thùng đựng phế thải đã bốc lên và gây hại cho người dân.

Bang Missouri Mỹ có bức “tử thành”, mặt đường được phủ bằng loại vật liệu tận dụng từ các chất phế thải để thay cho nhựa đường. Mấy năm sau, các chất độc bốc lên khiến cho nhân dân bị ung thư và gia súc chết rất nhiều. Về sau, Nhà nước bắt buộc phải bỏ ra một khoản tiền lớn để di dân ra khỏi thị trấn này.

Ngoài những hóa phẩm độc hại, những chất có tính phóng xạ nếu không được xử lí thích hợp cũng sẽ gây tai họa cho môi trường sinh thái và con người.

Ở vùng Đông Bắc New Zealand có một eo biển. Người ta đã vứt xuống đó những chất phế thải có tính phóng xạ. Sau một trận động đất những thùng đựng chất phế thải phóng xạ bị phá hỏng, các chất phóng xạ rò rỉ ra ngoài đã gây ô nhiễm cho cả vùng eo biển. Kết quả cá chết hàng loạt, hàng nghìn hàng vạn súc vật vì ăn phải cỏ xanh và uống nước có nhiễm chất phóng xạ nên cứ chết dần. Nhân dân bắt buộc phải dời khỏi khu vực nguy hiểm đó.

Ngày nay, ô nhiễm rác thải nguy hiểm đã trở thành một vấn đề môi trường có tính thế giới.

Từ khoá: Rác thải nguy hiểm; Hóa phẩm độc hại; Các chất thải phóng xạ.

Vì sao phóng tên lửa nên thuận theo hướng Trái đất tự quay?

Mọi người đều biết: vận động viên nhảy dài trước khi nhảy phải chạy một khoảng xa để lấy đà, còn vận động viên ném đĩa phải quay mấy vòng mới ném đĩa....

Tại sao tắc kè hoa lại có thể đổi màu?

Tắc kè hoa là một loài động vật bò sát, sống ở trong các rừng cây như ở Mađagatxca, lục địa Châu Phi, Anatolia, ấn Độ... Nó thường chờ đợi lặng lẽ trên cành cây, hai mắt đảo đi đảo lại theo các hướng khác để quan sát.

Ai là tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại?

Tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại tên là Hồ Minh Phục, ông sinh vào tháng 5 năm 1891 tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Năm 14 tuổi, ông thi...

Các nhà khoa học làm thế nào để có thể biến thể khí thành thể lỏng?

Nếu để thể khí sau khi nở ra đi qua các đường ống có cách biệt với môi trường bên ngoài, hiệu quả thu được sẽ là nhiệt độ giảm xuống khiến nhiệt độ ban đầu tiếp tục giảm xuống ở mức chuyển hóa thấp hơn.

Vì sao gió thổi lúc mạnh lúc nhẹ?

Gió thổi thường có trận mạnh trận yếu, rất ít khi gió tiến lên phía trước cùng một tốc độ. Trong bản tin khí tượng, báo cáo sức gió to nhỏ thường cấp...

Tại sao lúa lai cần phối hợp "ba hệ"?

Trên ruộng lúa, chúng ta có thể nhìn thấy một loại lúa mới, sản phẩm này mọc rất cao to, thân thô khoẻ, sinh trưởng đặc biệt dồi dào. Khi trổ bông...

Tại sao có loài cây sống hơn 1.000 năm?

Cây bạch quả được ví như "hóa thạch sống" của Trái Đất. Đây là loài cây lâu đời nhất còn tồn tại trên hành tinh và gần như không thay đổi gì trong khoảng 200 triệu năm.

Vì sao sóng biển lại có màu trắng?

Thực ra, có thể coi sóng biển là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn. Do đó, để chúng ta dễ hình dung và giải thích hơn về việc tại sao nước biển có màu xanh mà sóng biển lại có màu trắng, hãy cùng nghiên cứu về tính chất của thủy tinh...

Những sắc thái kỳ diệu của vầng trăng

Nói đến ánh trăng người ta thường liên tưởng đến màu trắng bạc và cho rằng những cảm nhận khác nhau về màu là do xúc cảm gây nên. Thật ra điều này...