Charlotte Và Wilbur

Tác giả: E.B.White

Link download: Epub, Pdf, Mobi

Thể loại: Văn học thiếu nhi

Nhà xuất bản:NXB văn học

Lưu ý: Nếu bạn đã đi làm và có điều kiện, chúng tôi khuyến nghị các bạn nên mua sách để ủng hộ tác giả cũng như nhà xuất bản. Hơn nữa, việc cầm và đọc một cuốn sách thực sự, góp phần kích thích và xây dựng nên niềm đam mê đọc sách cho trẻ hơn là các thiết bị điện tử...

Trích đoạn

“Bố mang rìu đi đâu vậy?” Fern hỏi mẹ khi hai mẹ con dọn bàn chuẩn bị bữa sáng. “Ra chuồng lợn,” bà Arable trả lời. “Lũ lợn con mới đẻ đêm hôm qua.”
“Con không hiểu bố cần rìu làm gì,” Fern, cô bé mới có tám tuổi, tiếp tục hỏi.
“À,” mẹ cô nói, “có một con lợn kẹ. Nó rất bé và yếu, nó sẽ quặt quẹo chẳng bao giờ lớn lên nổi. Vì vậy bố con quyết định giải thoát cho nó.”
“Giải thoát cho nó?” Fern thét lên. “Nghĩa là giết chết nó? Chỉ vì nó nhỏ hơn những con khác?”
Bà Arable đặt liễn kem lên bàn. “Đừng có gào lên, Fern!” bà nói. “Bố con làm thế là đúng. Con lợn đằng nào rồi cũng sẽ chết.”
Fern xô một cái ghế cho khỏi chắn đường và chạy ra ngoài. Cỏ ướt át và mặt đất đượm hương vị của mùa xuân. Khi Fern đuổi kịp được bố thì đôi giày của cô bé đã ướt đẫm.
“Xin bố đừng giết nó!” cô nức nở. “Như thế thật bất công.”
Ông Arable dừng bước.
“Fern,” ông nói nhẹ nhàng, “con phải học cách kiềm chế bản thân mới được.”
“Kiềm chế bản thân?” Fern gào lên. “Đây là chuyện sống và chết, thế mà bố lại bảo con kiềm chế bản thân.”
Nước mắt trào xuống má cô bé và cô giữ lấy cái rìu rồi cố giằng nó ra khỏi tay bố.
“Fern,” ông Arable nói, “bố hiểu rõ việc nuôi đàn lợn hơn con nhiều. Một con lợn kẹ sẽ gây ra phiền toái. Giờ thì hãy đi đi!”
“Nhưng như thế là bất công,” Fern khóc. “Con lợn đâu có lỗi gì nếu nó sinh ra đã bị nhỏ con, đúng không? Nếu con mà cũng bị nhỏ lúc sinh ra, thì bố có giết chết con không?”
Ông Arable cười. “Dĩ nhiên là không,” ông nói, và nhìn con gái vẻ âu yếm. “Khác hẳn nhau chứ. Một bé gái là một bé gái, còn một con lợn kẹ thì chỉ là một con lợn kẹ.”
“Con không thấy có gì khác nhau cả,” Fern trả lời, tay vẫn níu lấy cái rìu. “Đây là chuyện bất công tồi tệ nhất mà con từng biết.”
Một vẻ lạ lùng thoáng hiện trên khuôn mặt John Arable. Ông có vẻ như cũng sắp khóc đến nơi.
“Thôi được,” ông nói. “Con quay lại nhà đi rồi tí nữa trở vào bố sẽ mang cho con lợn kẹ. Bố sẽ để con cho nó bú bằng chai, như nuôi em bé vậy. Rồi con sẽ thấy con lợn sẽ gây phiền toái ra sao.”
Khi ông Arable quay trở lại nhà, chừng nửa tiếng sau, ông ôm trong tay một cái hộp các-tông. Ở trên gác Fern đang thay giày. Trên bàn ăn trong bếp bữa sáng đã được chuẩn bị sẵn sàng, và căn phòng sực mùi cà phê, thịt lợn muối xông khói, vữa ẩm, và khói củi từ trong bếp lò.
“Để trên ghế của nó ấy!” bà Arable nói. Ông Arable đặt cái hộp các-tông xuống chỗ của Fern. Rồi ông tới chỗ chậu rửa, rửa tay rồi lau tay bằng khăn lau.
Fern từ cầu thang chầm chậm đi xuống. Mắt cô bé đỏ hoe vì khóc. Khi cô đến bên ghế ngồi của mình, cái hộp các-tông rung lên, và có tiếng động sột soạt. Fern nhìn bố. Rồi cô bé mở cái nắp hộp ra. Và, ở bên trong, đang nhìn cô, chính là con lợn mới đẻ. Một con lợn trắng. Ánh nắng ban mai chiếu qua hai cái tai của nó, khiến chúng hồng lên.
“Của con đấy,” ông Arable nói. “Thế là nó thoát không phải chết yểu. Mong rằng Chúa không phạt bố vì sự ngốc nghếch này.”
Fern không tài nào rời được mắt khỏi con lợn tí xíu. “Ôi,” cô bé thầm thì. “Ôi, nhìn nó kìa! Nó thật hoàn hảo.”

Cô bé đậy nắp hộp lại cẩn thận. Đầu tiên cô thơm bố, sau rồi cô thơm mẹ. Rồi cô lại mở nắp hộp ra, nhấc con lợn lên, rồi áp sát nó vào má. Đúng lúc đó thì thằng anh Avery của cô bước vào phòng. Avery lên mười. Nó vũ trang cực kỳ ác liệt - một tay súng hơi, một tay dao gỗ...

 

Tiếng gọi nơi hoang dã

Bấc không hề đọc báo, chứ nếu có đọc thì hẵn đã biết là sắp gay go đến nơi rồi, không chỉ gay go cho riêng nó, mà còn cho cả họ hàng nhà chó vùng duyên hải, từ vịnh Piugít Xao đến tận Xan Điêgô thứ chó có bắp thịt rắn khoẻ và bộ lông dầy ấm áp...

Những tấm lòng cao cả

Sáng nay, chúng tôi vừa vặn có dịp xét đoán anh Garônê. Giờ vào lớp, ông Perbôni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chế giễu anh Crôtxi khốn nạn - tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả...

Chuyện đời tự kể

Đọc tập sách để thấu được những nỗi niềm đau đáu khôn nguôi từ những câu chuyện rất nhỏ, rất đời. Và nhiều hơn trong tuyển tập lần này là những tâm sự, những ẩn ức vốn đã được mỗi người tự dìm sâu vào ký ức...

Chuyện con mèo dạy hải âu bay

“Có đàn cá trích ven cảng kìa,” hải âu trinh sát thông báo, và cả đàn chim từ ngọn Hải Đăng Cát Đỏ đón nhận tin vui với những tiếng rít sung sướng vang dài. Chúng đã bay liền một mạch sáu tiếng, và mặc dù những con hải âu hoa tiêu đã dò thấy luồng khí nóng có thể giúp cả đàn lướt bay thoải mái trên những con sóng, chúng vẫn cần nạp lại năng lượng – và còn gì tốt hơn là một bữa cá trích tươi ngon?

Totto-Chan bên cửa sổ

Họ rời con tàu Oimachi tại ga Jiyugaoka, và người mẹ nắm tay Totto-chan đi ra cổng soát vé. Totto-chan chưa đi tàu bao giờ nên em không muốn trả lại cái vé quý giá mà em đang nắm chặt trong tay...

Pippi tất dài

Bên rìa thị trấn nhỏ có một mảnh vườn cũ bỏ hoang. Trong vườn là một ngôi nhà cũ, và Pippi Tất dài sống trong ngôi nhà đó. Cô bé lên chín, sống hoàn toàn một mình...

Hoàng tử bé

Hồi lên sáu, có lần tôi đã nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp trong một cuốn sách nói về Rừng hoang nhan đề "Những chuyện có thật". Nó vẽ một con trăn đang nuốt một con thú. Đây là bản sao của bức tranh đó...

Rô bin sơn ngoài đảo hoang

 Tôi sinh năm 1632, tại thành phố Ai-ớc, trong một gia đình nề nếp, nhưng không phải là dân ở đó. Bố tôi người Bờ-rem đến Hơn lập nghiệp. Buôn bán phát đạt và trở lên giàu có, ông chuyển đến Ai-ớc...

Đảo giấu vàng

Ngày ấy cha tôi còn đứng chủ quán cơm "Đô đốc Bin-bâu". Quán cơm dựng ở một nơi hẻo lánh trên cửa biển. Hàng ế ẩm, khách thưa thớt, cảnh nhà túng quẫn. Cha tôi phần lo buồn, phần ốm yếu khật khừ...