Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer

Tác giả: Mark Twain

Link download: Epub, Mobi

Thể loại: Văn học thiếu nhi

Nhà xuất bản:NXB văn học

Lưu ý: Nếu bạn đã đi làm và có điều kiện, chúng tôi khuyến nghị các bạn nên mua sách để ủng hộ tác giả cũng như nhà xuất bản. Hơn nữa, việc cầm và đọc một cuốn sách thực sự, góp phần kích thích và xây dựng nên niềm đam mê đọc sách cho trẻ hơn là các thiết bị điện tử...

Trích đoạn

– Tom!
Không nghe trả lời…

– To-om! Tommie! Quái! Nó lại biến đi đằng nào nhỉ? Vẫn không có tiếng trả lời.

Bà cụ kéo trễ cặp kính xuống sống mũi và nhìn qua phía trên, xem xét kỹ gian phòng nhưng chẳng thấy thằng bé đâu cả. Bà lại đẩy kính lên trên trán và lần này, bà bắt đầu nhìn kỹ lại một lần nữa qua phía bên dưới kính. Chẳng là gì đối với một kẻ ít quan trọng như thằng cháu nhỏ của bà, thậm chí có thể nói là bà không hề bao giờ có ý nhìn thằng cháu qua cặp kính quý giá của mình. Và giá có làm như thế thì thật ra không chắc kết quả đã khá hơn, bởi vì – đáng xấu hổ và ô danh thay cái anh chàng thầy thuốc nhãn khoa hời hợt! – Rõ ràng việc chọn lựa gọng kính đã được chú trọng nhiều hơn tròng kính…

– Tom à, tao mà vớ được mày, thì tao…

Và trong khi thốt ra mấy lời đe dọa sẽ không được thực hiện như bao lời khác, bà đưa chổi khua mạnh bên dưới đồ đạc trong phòng mà thằng bé ranh mãnh có thể nấp trốn… nhưng rốt cuộc bà chỉ xua được một con mèo ra khỏi gầm giường.

Cụt hứng, bà tiu nghỉu bước đến cửa ra vào đang để mở và dán mắt nhìn kỹ các cây cà chua và cỏ dại chen nhau mọc kín cả mảnh vườn.

– Tom, lại đây ngay, ông mãnh. Còn không mày sẽ hối hận đấy!

Lời kêu gọi cương quyết này vẫn không được đáp lại như những lời kêu gọi trước. Nhưng chợt lỗ tai tinh anh của bà nhận ra một tiếng lướt qua nhẹ nhàng. Bà cụ quay gót nhanh như vụ và kịp tóm được vạt áo của kẻ chạy trốn.

– Rõ ràng là mình đã không nghĩ tới! Mày sẽ làm gì trong cái tủ ấy vậy con?

– Thưa dì, chẳng làm gì cả, cháu cam đoan.

– Vậy làm sao mà mặt mày nhoe nhoét cả thế kia?.- Thưa dì cháu không biết ạ, thật tình như vậy.

– Còn tao thì biết rõ quá mà, để tao giải thích cho mày: mày lại mó tay vào mấy lọ mứt của tao chứ gì nữa! Mày sẽ nếm thử cây roi của tao, đồ quái quỷ!

– Ối dì ơi, nhìn xem lưng dì kìa…

Bà cụ quay ngoắt người lại và chưa kịp thấy gì thì Tom đã thoát chạy, nhảy qua hàng rào của khu vườn.

Mặc dù cảm thấy thất vọng, dì Polly cũng không nén được mỉm cười:

– Chà, cái thằng nhỏ này! Lúc nào nó cũng giở trò đánh lừa mình… và lần nào mình cũng bị mắc mưu nó cả! Với nó, mình có bao giờ lường được chuyện gì sẽ xảy đến đâu! Nó chọc ghẹo mình đến tối tăm mày mặt và đến khi mình nổi giận thật sự, nó lại làm mình phát cười hết giận, không còn đánh nó được nữa. Lạy Chúa tha tội cho con, con không làm tròn bổn phận với thằng bé này! Ngạn ngữ có câu: “Thương cho roi cho vọt” lẽ nào mình phải nghiêm khắc hơn, quả là thế, nhưng đây là con trai của em gái thân yêu của mình, than ôi, tội nghiệp nó đã mất và mình không nỡ lòng nào sửa trị thằng bé. Khi mình tha thứ cho nó, lương tâm mình trách móc vì quá dễ dãi nhưng khi phạt nó lòng mình đau khổ muôn phần… cam đoan thế nào chiều nay nó cũng lại trốn học nữa chứ không đâu! Thôi thì, can đảm lên, Polly! Ngày mai là thứ bảy; để phạt nó mình sẽ bắt nó làm việc trong khi tất cả bạn bè của nó được chơi đùa.

Tom đã trốn học thật và chơi đùa thỏa thích quả không sai. Nó trở về vừa kịp lúc để rề rà uể oải giúp Jim, chú nhỏ da đen, cưa và chẻ củi, trong khi Sid, cậu em út của Tom tận tâm làm phần việc của nó là: gom củi vụn.

Trong lúc Tom vừa ăn vừa chờ cơ hội chớp vụng mấy tảng đường thì về phần mình, bà dì Polly nghĩ ra nhiều kế để hỏi dò nó. Bằng giọng mơn trớn ngọt ngào, bà bắt đầu cuộc tra vấn:

– À này Tom, ở trường hôm nay chắc bị nóng…

– Đúng vậy thưa dì! Nóng ngốt cả người lên nữa đấy.

– Thế mà cháu không muốn đi tắm sao?

– Ồ, không dì ạ. – Nó nói, lên mặt kẻ đạo hạnh. – Cháu đâu có muốn bỏ học!

– Thế thì làm sao mà tóc cháu ướt mèm thế kia!.- Thưa dì Polly, ấy là vì lúc ra khỏi trường, bọn cháu xịt nước máy bơm lên đầu nhau..

– Thế là tốt, dì cứ tưởng là cháu đã bỏ học để đi bơi. Vậy ra cháu không tệ như dì đã nghĩ.

Ôm hôn dì đi cháu!

Lúc đó Sid xen vào, giả bộ ngây thơ rất khéo:

– Coi kìa dì, anh ấy khéo léo ghê, bị bơm nước mà cổ áo chả bị ướt gì cả!

Cảm thấy chiều hướng bất lợi, Tom tìm cách chuồn lẹ: nó nhỏm phắt khỏi ghế, phóng đi thật lẹ, không quên đưa ngón tay lên mũi đe dọa trả thù thằng Sid đạo đức giả. Rồi gần như chẳng nhích môi, nó nói nhỏ: – Để đó rồi có ngày sẽ biết tay ta con ạ!

Vì chỉ trong khoảnh khắc chưa kịp nói hết câu, Tom lại đã khỏi nhà.

Trên đường đi, nó đã lấy lại được vẻ vui tươi và cất tiếng huýt sáo cố bắt chước tiếng líu lo của những loài chim khác nhau. Bất chợt, trong ánh sáng chiều hè, nó bỗng thấy một kẻ lạ mặt mà chưa một ai từng thấy trong khu làng nhỏ Saint-Petersbourg yên tĩnh này. Đó là một cậu con trai trạc tuổi nó, ăn mặc kiểu cách, chân lại đi giày vào một ngày thường trong tuần! Vẻ thanh lịch kiểu thành phố của đứa bé kia, lại thêm một cái mũ kiểu mới nhất, thật hết chỗ chê, tương phản với vẻ bên ngoài lôi thôi xộc xệch và quê mùa của Tom khiến anh bạn của chúng ta bỗng nhiên nổi tức. Ngắm nghía kẻ lạ với vẻ khinh khỉnh, cậu ta buông thõng một câu:

– Không chừng tao nện cho mày một trận bây giờ…

– Làm thử xem!

– Biết tên mày là tao sẵn sàng chơi ngay.

– Nếu người ta hỏi mày tên tao là gì, mày cứ nói là không biết!

– Này thằng đội mũ, đừng làm phách không thì liệu hồn!

– Nếu mày không thích cái mũ của tao thì cứ hất nó xuống thử xem, rồi mày sẽ biết thân!

– Mày biết thân thì có!

– Đồ nói khoác!

– Chính mày nói khoác!

– Mày có muốn tao gọi anh tao ra nện cho mày một trận không?

– Tao cũng gọi anh tao cho mà xem! Búng tay một cái là anh tao cho mày bò lăn! Cần phải nói là chẳng đứa nào có anh cả….- Mày nhìn cái đường tao vạch trên mặt
đất này đây. Hãy nhìn cho kỹ vào. Nếu mày bước qua khỏi nó, tao sẽ nện cho mày một trận nhớ đời…

– Đấy, tao bước qua rồi này! Kìa, sao không nện đi? – Thằng bé kia nói ra vẻ thách thức.

Lần này Tom không lùi được nữa: nó nhảy bổ lên đối thủ và hai đứa nhỏ lăn lộn trong đám bụi mù trời. Trong chừng một phút, trận chiến bất phân thắng bại: những cú đấm đá, những cái cào cấu, những tiếng chửi rủa chẳng bên nào thua kém. Sau đó, dần dần Tom thắng thế, trồi lên ngồi kẹp hai chân như cưỡi ngựa trên mình đối thủ, và bây giờ hai tay thụi lấy thụi để. Cạn hơi kiệt sức, nửa như muốn ngạt thở trong đám bụi đất, thằng bé kia cuối cùng xin tha, trong lòng tức tối như điên. Tom để nó đứng lên.

– Tom Sawyer có lời khen mày! Chừng đó cũng đủ cho mày một bài học khi muốn xem thường người khác đấy nhé!

Và nó bỏ đi miệng vừa huýt sáo, đầu ngẩng cao.

Than ôi, khi nó về đến nhà, bà dì của nó chưa đi ngủ như nó đã tưởng và khi bà trông thấy bộ quần áo tả tơi của thằng cháu, bà càng quyết tâm ngày hôm sau sẽ phạt cầm chân nó một chỗ “vì lợi ích của nó”.

Sáng thứ bảy. ánh nắng mùa hạ rực rỡ và hương thơm đồng nội ngọt ngào khêu gợi niềm vui. Chỉ một mình Tom là không chia xẻ niềm hoan hỉ của mọi người. Được trang bị với một thùng nước vôi và một chổi sơn cán dài, nó nản chí ngắm dãy tường rào bằng ván chạy dài trước mặt dường như đến vô tận.

Vừa lúc đó Jim, thằng bé da đen, bước qua khỏi cổng vườn, tay xách một cái thùng, miệng hát nghêu ngao:

– Này Jim, mày quét vôi một chút được không? Trong lúc đó tao sẽ đi xách nước…

Tom vừa mới nhớ lại việc đi lấy nước ở giếng bơm trong làng không đến nỗi khó chịu là bao; nơi đây trong khi chờ đến lượt mình, người ta tha hồ nhởn nhơ kiếm chuyện cãi nhau khoái tỉ.

– Thưa cậu Tom, không được đâu. Bà chủ đã bảo tôi đi lấy nước và không được đổi nếu cậu yêu cầu. Tôi không dám…

– Úi chà, bà hò hét nhưng có bao giờ đánh đau lắm đâu! Nghe này, Jim, tao sẽ cho mày một.viên bi, một viên bi to tướng, một cái mũ xếp…

Còn nữa, nếu mày muốn, tao sẽ cho mày xem ngón chân bị thương của tao!

Lần này, bị quyến rũ bởi hứa hẹn ấy, Jim đặt cái thùng xuống và tiến lại gần, vô cùng thích thú nhìn dải băng ngón chân đang được tháo ra…

Nhưng bất ngờ lúc đó nó cảm thấy một bàn tay giáng mạnh vào mông: đó là bà dì Polly nhắc nhở thế giới nhỏ bé của bà trở về trật tự!

Tom đang tính chuyện tiếp tục làm lại công việc lao dịch, chịu đựng nhẫn nhục buồn chán thì bỗng trong trí óc nó lóe ra một ý thần tình làm nó trở lại hoàn toàn vui vẻ, yêu đời. Đúng là Ben Rogers đang tiến lại. Trong số tất cả bạn bè của nó, Tom sợ nhất những lời chế giễu của tên này! Vừa gặm một quả táo, Ben vừa bắt chước tiếng kêu của một chiếc tàu hơi nước cập bến, đồng thời đóng vai chiếc tàu lẫn thủy thủ đoàn và thuyền trưởng.

– Xình-xịch… xình-xịch! Mọi người hãy lên boong! Xong rồi, thuyền trưởng ạ! Bính-boong, bính-boong! Cho máy lùi qua trái! Xình-xịch…Xình-xịch! Bên trái, dừng lại! Tiến lên, qua phải!

Bên phải, dừng lại! Cho tới từ từ, từ từ! Thả neo!

Tom vẫn điềm nhiên, tiếp tục quét vôi giả vờ hăng hái rất khéo.

– Này Tom, tớ lầm to hay cậu bị phạt đấy hả?

– À, Ben đấy à. Tớ không hay cậu tới. Xin lỗi nhé, nhưng không phải ngày nào tớ cũng có cơ hội quét vôi hàng rào… Dì tớ chỉ cho tớ làm một lần thôi! Xem nào, ừ đúng, tớ nghĩ phải dặm lại một chút ở đây, thế là tốt hơn rồi!

Công việc bỗng hiện ra dưới một bộ mặt mới: sao, không phải là một việc lao dịch mà là một trò chơi thú vị, một đặc ân ư?

– ‰ Tom, cho tớ làm thử một chút đi! Đừng ích kỷ!

– Không phải là tớ không muốn, cậu hiểu cho, nhưng Jim và Sid cũng đã năn nỉ dì Polly và dì từ chối thẳng thừng. Dì muốn phải làm cho khéo kia!

– Cho tớ làm đi! Tớ sẽ cho cậu nửa quả táo của tớ, nguyên quả luôn cũng được, nếu cậu muốn…

– Để cậu làm hết luôn đấy. – Tom bĩu môi nói thong thả. – Mà thôi, với cậu thì được….Thế là, làm ra vẻ miễn cưỡng, Tom giao chổi sơn cho tên kia. Trong bụng, nó lấy làm vui sướng với tài khéo léo của mình! Nó chỉ còn chờ những nạn nhân khác, bọn này chẳng mấy chốc đến ngay. Tiền đấu giá tăng nhanh và như vậy trong khoảng chưa đầy hai tiếng đồng hồ, hàng rào được quét vôi trắng không sót chỗ nào cả, mặt trong vườn và mặt người đường, còn Tom thì thu được một số hiện vật đáng kể: một chiếc diều còn sửa lại được, một con chuột cống chết buộc vào một sợi dây, mười hai viên bi, một đầu cắm còi, một chìa khóa, một cục phấn, một nút đậy bình nước, một vòng cổ chó hơi bị sứt móc, một cán dao, một vỏ cam còn nguyên vẹn và rất nhiều món khác vô cùng đáng giá.

Qua cách đùa vui và làm giàu như thế, Tom đã phát hiện ra một trong những quy luật lớn của tâm lý con người, ấy là để làm cho một người nào thèm muốn một vật thì chỉ cần đặt vật đó xa ngoài tầm tay, làm cho kẻ ấy khó với tới.

Vậy là Tom đi tìm gặp bà dì của nó; bà đang ngủ gà ngủ gật bên món đồ đan, cạnh con mèo.

– Dì ơi, cháu đã làm xong việc, cháu có được đi chơi không hả dì?

– Thế nào, cháu làm xong rồi hả? Cháu không chế giễu dì đấy chứ?

– Không đâu dì, cháu đâu dám. Dì cứ ra mà xem đi!

Ra đến nơi, bà cụ ngạc nhiên không sao tả xiết: hàng rào đã được quét đâu vào đó, không những một lớp mà đến ba lớp vôi và cả vỉa hè cũng trắng toát!

– Ấy đấy, cháu à, khi cháu muốn, cháu làm việc cũng giỏi như ai!

Để thưởng công cho nó, bà đưa một quả táo lớn trông rất ngon lành và bà không quen tô điểm bằng một bài thuyết giáo ngẫu hứng ngắn gọn, có mục đích khuyến khích và cảm hóa đứa bé. Trong lúc bà kết thúc bài giảng đạo đức bằng một câu trích dẫn từ Kinh thánh, Tom thừa cơ ngắt trộm lẹ làng một mẩu bánh ngọt và chạy mất…

Trong lòng cảm thấy nhẹ nhàng, khoan khoái, Tom bước đi về phía chính giữa làng, tại đây nó gặp lại đạo quân của nó đang sẵn sàng.giao chiến với đạo quân của Joe Harper, bạn thân nhất của nó. Trong lúc quân sĩ của hai bên sáp chiến với nhau, hai chủ soái ngồi thoải mái trên một gò cao vừa bình tâm chuyện trò vừa giám sát trận đánh. Cuối cùng, đội quân của Tom chiến thắng. Sau đó hai bên tính số tử vong, trao đổi tù binh, ấn định ngày hẹn sắp tới rồi ai về nhà nấy.

Trên đường về, Tom trông thấy trong vườn của gia đình Thatcher một cô bé duyên dáng nó chưa biết. Đôi mắt xanh dịu dàng, cặp má hồng phơn phớt và hai bím tóc vàng của cô bé làm tim nó xao xuyến phập phồng. Trước đây nó tưởng nó yêu Amy Laurence tha thiết điên cuồng nhưng kỷ niệm về cô bé ấy mới hôm nào nay đã mờ khuất trong sương mù của một thời quá khứ biền biệt trôi qua…

Làm ra vẻ như không trông thấy con bé, Tom bắt đầu biểu diễn những trò nhào lộn nguy hiểm, nghĩ thế nào cũng làm người đẹp chú ý. Than ôi! Khi liếc nhìn, cậu ta thấy cô bé đi về phía cửa vào nhà. Tom chạy vội đến cổng rào và thật không ngờ, vào lúc nó tưởng tình huống và mọi hy vọng đã tiêu tan thì cô bé mắt vẫn không nhìn, ném cho nó một bông hoa qua hàng rào.

Giả bộ uể oải, nó cúi người xuống như để xem kỹ một vật gì đó trên mặt đất rồi nhặt chiến lợi phẩm của mình lên.

Bữa cơm đã dọn sẵn. Tom ngồi vào chỗ và chẳng thèm để ý đến xấu hổ, một lần nữa nó toan chớp một ít đường. Nó liền bị khẻ vào tay.

– Dì ơi, thế là không công bình. Khi Sid lấy đường, dì đâu có nói gì?

– Vì Sid có chừng mực. Nếu ta không để ý tới cháu thì chút xíu nữa e chẳng còn tí đường nào!

Bà lại đi xuống bếp. Và muốn chế giễu ông anh của nó, Sid thọc tay vào lọ đường… và làm rơi lọ xuống đất vỡ kêu loảng xoảng. Tom khoái chí quá! Thế nào thằng em gương mẫu này cũng nhận lãnh hình phạt xứng đáng! Người ta đã nghe tiếng bước chân của bà dì Polly trở lại phòng ăn…

– Thằng ranh con, thằng vô lại, đồ quỷ quái!

– Bà cụ vừa la the thé vừa dang tay giáng Tom mấy cái tát..- Nhưng dì ơi, ái! Cháu cam đoan, ái! Không phải cháu!

– Ủa -ủa! – Dì Polly lẩm bẩm khi thấy hai má ửng đỏ đáng nghi của Sid. – ạ hay, hóa ra không phải mày lấy trộm à?

Và bà ta quay đi, trong lòng cảm thấy ngao ngán vì đã bất công với Tom, thằng bé này quả là ranh mãnh nghịch ngợm nhưng không phải là đứa mất nết.

Về phần mình, Tom nuôi lòng hờn dỗi và nghiền ngẫm những nỗi bất hạnh. Nó tưởng tượng nó đã bệnh nặng, thậm chí sắp chết và dì nó nghiêng mình cúi xuống đầu giường van xin nó tha thứ. Hoặc nó chết đuối dưới sông thì lúc đó tiếc nuối, ăn năn

cũng đã quá trễ. Sự im lặng băng giá của cái chết sẽ dìm dì Polly vào tuyệt vọng suốt đời. Miên man với nỗi buồn và những ý nghĩ đen tối bi thảm, Tom bước ra đường phố, đi lang thang không mục đích lòng trĩu nặng, tan nát bởi bao nỗi giày vò.

Ngay lúc ấy nó nghĩ đến người đẹp không quen biết đã biệt đãi và cho là nó xứng đáng với bông hoa ném ra từ bàn tay dịu dàng của cô ta.

Cuộc đời bỗng tươi sáng lên và nó bước hăng hái trở lại, đến đứng trước mặt nhà cô bé để nhìn vào. Một cửa sổ sáng đèn. Phải chăng cô ta đang ở đó? Tim đập hồi hộp, nó leo lên hàng rào, nằm dài dưới cánh cửa sổ. Nó muốn chết như vậy, dưới bầu trời thù nghịch, hoàn toàn cô đơn, bị mọi người ruồng bỏ… Bỗng cửa sổ mở ra, có tiếng léo nhéo của một bà giúp việc rồi một thùng nước lạnh buốt giội lên mình thằng bé khốn khổ. Quên hết những nỗi đau ghê gớm của phút lâm chung, cô độc, nó đứng bật lên, vừa nguyền rủa vừa nổi quạu, chạy biến vào bóng đêm. Tối đó, nó đi ngủ mà không đọc Kinh, điều này được Sid ghi nhớ kỹ...

Chuyện con mèo dạy hải âu bay

“Có đàn cá trích ven cảng kìa,” hải âu trinh sát thông báo, và cả đàn chim từ ngọn Hải Đăng Cát Đỏ đón nhận tin vui với những tiếng rít sung sướng vang dài. Chúng đã bay liền một mạch sáu tiếng, và mặc dù những con hải âu hoa tiêu đã dò thấy luồng khí nóng có thể giúp cả đàn lướt bay thoải mái trên những con sóng, chúng vẫn cần nạp lại năng lượng – và còn gì tốt hơn là một bữa cá trích tươi ngon?

Charlotte Và Wilbur

Cô bé đậy nắp hộp lại cẩn thận. Đầu tiên cô thơm bố, sau rồi cô thơm mẹ. Rồi cô lại mở nắp hộp ra, nhấc con lợn lên, rồi áp sát nó vào má. Đúng lúc đó thì thằng anh Avery của cô bước vào phòng. Avery lên mười. Nó vũ trang cực kỳ ác liệt - một tay súng hơi, một tay dao gỗ...

Tiếng gọi nơi hoang dã

Bấc không hề đọc báo, chứ nếu có đọc thì hẵn đã biết là sắp gay go đến nơi rồi, không chỉ gay go cho riêng nó, mà còn cho cả họ hàng nhà chó vùng duyên hải, từ vịnh Piugít Xao đến tận Xan Điêgô thứ chó có bắp thịt rắn khoẻ và bộ lông dầy ấm áp...

Dế mèn phiêu lưu ký

Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng:  Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm...

Totto-Chan bên cửa sổ

Họ rời con tàu Oimachi tại ga Jiyugaoka, và người mẹ nắm tay Totto-chan đi ra cổng soát vé. Totto-chan chưa đi tàu bao giờ nên em không muốn trả lại cái vé quý giá mà em đang nắm chặt trong tay...

Hoàng tử bé

Hồi lên sáu, có lần tôi đã nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp trong một cuốn sách nói về Rừng hoang nhan đề "Những chuyện có thật". Nó vẽ một con trăn đang nuốt một con thú. Đây là bản sao của bức tranh đó...

Pippi tất dài

Bên rìa thị trấn nhỏ có một mảnh vườn cũ bỏ hoang. Trong vườn là một ngôi nhà cũ, và Pippi Tất dài sống trong ngôi nhà đó. Cô bé lên chín, sống hoàn toàn một mình...

Đảo giấu vàng

Ngày ấy cha tôi còn đứng chủ quán cơm "Đô đốc Bin-bâu". Quán cơm dựng ở một nơi hẻo lánh trên cửa biển. Hàng ế ẩm, khách thưa thớt, cảnh nhà túng quẫn. Cha tôi phần lo buồn, phần ốm yếu khật khừ...

Rô bin sơn ngoài đảo hoang

 Tôi sinh năm 1632, tại thành phố Ai-ớc, trong một gia đình nề nếp, nhưng không phải là dân ở đó. Bố tôi người Bờ-rem đến Hơn lập nghiệp. Buôn bán phát đạt và trở lên giàu có, ông chuyển đến Ai-ớc...