Không gia đình

Tác giả: Hector Malot

Link download: Epub, Pdf, Mobi

Thể loại: Văn học thiếu nhi

Nhà xuất bản:NXB văn học

Lưu ý: Nếu bạn đã đi làm và có điều kiện, chúng tôi khuyến nghị các bạn nên mua sách để ủng hộ tác giả cũng như nhà xuất bản. Hơn nữa, việc cầm và đọc một cuốn sách thực sự, góp phần kích thích và xây dựng nên niềm đam mê đọc sách cho trẻ hơn là các thiết bị điện tử...

Trích đoạn

Tôi là một đứa trẻ bị bỏ rơi.

Mãi đến năm lên tám, tôi vẫn tưởng tôi có một người mẹ như những đứa trẻ khác, vì lúc nào tôi khóc thì lại có một bà đến dịu dàng ôm tôi vào lòng, dỗ dành cho tôi nín.

Mỗi khi tôi đi ngủ lại có bà đến vuốt ve tôi. Về mùa đông, khi gió gieo tuyết vào cửa kính trắng xóa, bà kéo chân tôi ủ vào hai bàn tay bà và ru tôi. Đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ giọng hát và câu hát ru của bà.

Khi tôi chăn con bò sữa trên những ven đường cỏ xanh hay ở bãi hoang mà chợt gặp mưa to, bà vội vã chạy ra đón, kéo vạt áo che đầu cho tôi và đưa tôi về.

Khi tôi cãi nhau với một đứa trẻ khác, bà bảo tôi kể lại cho bà nghe, rồi bà tìm lời ngọt ngào dỗ tôi và bao giờ cũng cho tôi là phải.

Vì những điều đó và nhiều điều khác nữa, vì giọng nói âu yếm, vì đôi mắt trìu mến của bà, vì những sự vỗ về thương yêu tôi, vì vẻ nhân từ của bà dẫu khi trách mắng tôi, tôi luôn nghĩ bà là mẹ tôi.

Tôi biết bà chỉ là mẹ nuôi tôi thôi, như thế này đây.

Làng tôi, hay gọi cho đúng, nơi tôi được nuôi nấng, vì tôi không có làng riêng cho tôi, không có nơi sinh, mà không có cả cha lẫn mẹ nữa, làng mà tôi đã sống trong thời thơ ấu gọi là Savanong, một làng trong những làng nghèo nhất ở miền Trung nước Pháp.

... nghèo nàn đó không phải là tại .... đần độn hay lười biếng mà chính vì vị trí của làng ở vào một nơi đất khô cằn. Đất lớp mặt mỏng, muốn được hoa màu tốt phải có phân bón nhưng ở miền này đều thiếu thốn. Vì thế người ta chỉ thấy một số ít ruộng được cày cấy, còn toàn là những bãi hoang bao la để cho bụi rậm và cỏ mọc đầy. Trên những bãi cao đó, lác đác cũng có một vài khóm cây to, nhưng khi những ngọn gió may thổi đến, thì chỉ còn trơ những cành khẳng khiu.

Muốn thấy những cây đẹp, phải xuống thung lũng, đến chỗ các bờ sông nhỏ; trong những đồng cỏ hẹp mới có những cây dẻ cao và những cây sồi to lớn xum xuê. Chính ở một trong những thung lũng đó, trên bờ một dòng suối chảy xiết đổ vào phụ lưu của sông Loa, có ngôi nhà thân yêu của tôi thời thơ ấu.

Cho đến năm lên tám, tôi chưa hề trông thấy một người đàn ông nào trong nhà. Tuy nhiên, mẹ tôi không phải góa bụa, vì chồng bà đi làm thợ đẽo đá ở Pari cũng như phần đông những người thợ khác ở vùng này. Từ ngày tôi đến tuổi hiểu biết, tôi không thấy ông ta về lần nào. Thỉnh thoảng bạn cùng làm về quê thì ông nhắn tin thôi.

- Bà Bacbơranh ơi! Ông nhà vẫn khỏe mạnh, có nhờ tôi về nói cho bà biết là việc làm ăn cũng khá và có gửi ít tiền về đây. Bà đếm lại xem!

Chỉ có thế thôi. Bà Bacbơranh cũng đành biết có thế là đủ: chồng bà mạnh giỏi, công việc đều, làm ăn khá. Ông Bacbơranh ở mãi Pari không về, không phải là trong gia đình có chuyện xích mích gì đâu. Việc bất hòa không phải là nguyên nhân cuộc xa vắng đó. Ông phải ở luôn Pari vì công việc bắt buộc, chỉ có thế thôi. Khi già ông sẽ trở về. Với số tiền góp nhặt, dành dụm, vợ chồng ông sẽ khỏi bị đói rét khi tuổi già sức yếu.

Một buổi chiều về tháng Mười Một, trời sắp tối, có một người đàn ông lạ mặt, đến đứng ngoài bờ giậu. Tôi ở trên hè đang bẻ củi chà là. Người ấy đứng ngoài nghển đầu vào hỏi tôi có phải đây là nhà bà Bacbơranh.

Tôi mời ông ta vào. Ông khách đẩy cửa làm cho sợi dây buộc kêu cót két rồi bước vào.

Ông ta lấm như vùi. Những vẩy bùn chỗ khô, chỗ ướt bám từ đầu xuống chân. Trông thấy thế, ai cũng hiểu rằng ông ta đã vất vả trên những con đường lầy lội. Nghe có tiếng người, mẹ tôi chạy ra thì vừa gặp ông ta đang vào. Ông ta nói:

- Tôi đem tin từ Pari về đây!

Đó là một câu rất quen tai, nhưng câu đó nghe khác hẳn giọng nói các câu mấy lần trước thường kèm thêm những tin: "Ông ấy khỏe mạnh, làm ăn khá".

Mẹ tôi chắp tay lại và kêu to:

- Trời ơi! Chắc có tin chẳng lành cho ông Giê-rôm nhà tôi rồi!

- Phải đấy! Bà đừng lo sợ quá. Ông nhà bị thương, may không chết. Nhưng có lẽ rồi thành tật. Hiện giờ ông nằm nhà thương. Tôi nằm giường bên cạnh. Nhân tôi về quê, ông bảo đi qua nhắn giúp. Thôi, chào bà, tôi không thể ở lâu đươc, vì còn phải đi ba dặm nữa, mà trời đã sắp tối rồi.

Mẹ tôi muốn biết tường tận hơn nên đã mời ông khách ở lại ăn cơm. Đường thì xấu, mà người ta lại bảo trong rừng có nhiều chó sói, nên ông ta cũng vui lòng ở lại. Ông ta ngồi trong góc cạnh lò sưởi, vừa ăn vừa kể lại cho chúng tôi nghe.

Ông Bacbơranh bị giàn giáo xây nhà đổ sập xuống đè phải. Xét ra lúc bấy giờ không phải việc ông ở đấy, nên chủ thầu không chịu bồi thường. Ông khách nói thêm:

- Thực không may! Phải kẻ tinh khôn hơn, có lẽ họ tìm cách đòi được tiền trợ cấp suốt đời. Nhưng ông nhà thì chẳng được đồng nào.

Ông ta vừa sấy đôi ống quần cứng cộp vì bùn khô lại, vùa nhắc lại câu "Thực không may!" với một vẻ buồn thành thực như tỏ ra rằng nếu vào địa vị ông, ông sẽ vui lòng xin cưa phăng đi một chân hòng đòi khoản trợ cấp suốt đời. Để kết thúc câu chuyện, ông nói:

- Tuy nhiên, tôi đã khuyên ông nhà đệ đơn kiện chủ thầu.

Mẹ tôi nói:

- Kiện thì tốn kém lắm!

- Phải, nhưng lúc được kiện thì cũng bõ!

Mẹ tôi muốn đi Pari xem sao, nhưng đi là cả một sự phiền phức vì đường sá xa xôi và tốn nhiều tiền.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến hỏi ý kiến linh mục làng. Cha bảo để xét xem mẹ tôi ra đó có lợi ích gì, thì hãy nên đi. Rồi cha viết thư cho cha tuyên úy ở nhà thương ông Bacbơranh nằm điều trị. Mấy hôm sau, cha nhận được thư trả lời, bảo mẹ tôi không phải đi, chỉ cần gửi ít tiền ra cho ông để kiện chủ thầu.

Ngày, tháng qua, thỉnh thoảng lại có thư về hỏi tiền. Lá thư cuối cùng khẩn bách hơn, bảo nếu hết tiền thì đem bán con bò sữa đi mà gửi.

Những ai đã sống ở nhà quê, mới biết có bao nhiêu khổ não, đau đớn trong hai tiếng "bán bò sữa"...

Pippi tất dài

Bên rìa thị trấn nhỏ có một mảnh vườn cũ bỏ hoang. Trong vườn là một ngôi nhà cũ, và Pippi Tất dài sống trong ngôi nhà đó. Cô bé lên chín, sống hoàn toàn một mình...

Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer

Sáng thứ bảy. Ánh nắng mùa hạ rực rỡ và hương thơm đồng nội ngọt ngào khêu gợi niềm vui. Chỉ một mình Tom là không chia xẻ niềm hoan hỉ của mọi người. Được trang bị với một thùng nước vôi và một chổi sơn cán dài, nó nản chí ngắm dãy tường rào bằng ván chạy dài trước mặt dường như đến vô tận...

Chuyện đời tự kể

Đọc tập sách để thấu được những nỗi niềm đau đáu khôn nguôi từ những câu chuyện rất nhỏ, rất đời. Và nhiều hơn trong tuyển tập lần này là những tâm sự, những ẩn ức vốn đã được mỗi người tự dìm sâu vào ký ức...

Totto-Chan bên cửa sổ

Họ rời con tàu Oimachi tại ga Jiyugaoka, và người mẹ nắm tay Totto-chan đi ra cổng soát vé. Totto-chan chưa đi tàu bao giờ nên em không muốn trả lại cái vé quý giá mà em đang nắm chặt trong tay...

Charlotte Và Wilbur

Cô bé đậy nắp hộp lại cẩn thận. Đầu tiên cô thơm bố, sau rồi cô thơm mẹ. Rồi cô lại mở nắp hộp ra, nhấc con lợn lên, rồi áp sát nó vào má. Đúng lúc đó thì thằng anh Avery của cô bước vào phòng. Avery lên mười. Nó vũ trang cực kỳ ác liệt - một tay súng hơi, một tay dao gỗ...

Hoàng tử bé

Hồi lên sáu, có lần tôi đã nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp trong một cuốn sách nói về Rừng hoang nhan đề "Những chuyện có thật". Nó vẽ một con trăn đang nuốt một con thú. Đây là bản sao của bức tranh đó...

Chuyện con mèo dạy hải âu bay

“Có đàn cá trích ven cảng kìa,” hải âu trinh sát thông báo, và cả đàn chim từ ngọn Hải Đăng Cát Đỏ đón nhận tin vui với những tiếng rít sung sướng vang dài. Chúng đã bay liền một mạch sáu tiếng, và mặc dù những con hải âu hoa tiêu đã dò thấy luồng khí nóng có thể giúp cả đàn lướt bay thoải mái trên những con sóng, chúng vẫn cần nạp lại năng lượng – và còn gì tốt hơn là một bữa cá trích tươi ngon?

Dế mèn phiêu lưu ký

Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng:  Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm...

Rô bin sơn ngoài đảo hoang

 Tôi sinh năm 1632, tại thành phố Ai-ớc, trong một gia đình nề nếp, nhưng không phải là dân ở đó. Bố tôi người Bờ-rem đến Hơn lập nghiệp. Buôn bán phát đạt và trở lên giàu có, ông chuyển đến Ai-ớc...