Chuyện đời tự kể

Tác giả: Nhiều tác giả

Link download: Epub,

Thể loại: Văn học thiếu nhi

Nhà xuất bản:Nhà xuất bản Trẻ

Lưu ý: Nếu bạn đã đi làm và có điều kiện, chúng tôi khuyến nghị các bạn nên mua sách để ủng hộ tác giả cũng như nhà xuất bản. Hơn nữa, việc cầm và đọc một cuốn sách thực sự, góp phần kích thích và xây dựng nên niềm đam mê đọc sách cho trẻ hơn là các thiết bị điện tử...

Trích đoạn

Ông tên Sáng, nhưng để phân biệt với những người cùng tên trong xóm, người ta gọi ông là “Sáng mù”. Khi lên 5, A Sáng lên ban, bà mẹ nghĩ rằng đây là bệnh thông thường của trẻ nhỏ, vài ngày sẽ tự khỏi. Nhà nghèo quá chẳng nghĩ đến chuyện chữa chạy, thế là ông bị mù hẳn từ đó.

Ông không hơn tuổi ba tôi là mấy nhưng tôi vẫn quen gọi bằng ông, bởi lẽ vẻ khắc khổ hằn sâu trên khuôn mặt làm ông già hẳn so với tuổi. Từ lúc lọt lòng, cái nghèo đã bám rịt lấy ông. Năm đó đói quá, nhà cũng không có mà ở, mẹ con ông ở nhờ tạm trong chuồng heo cũ của người ta. Mẹ của ông chết do bệnh và không có cái ăn.

Ông không có vợ, “ai thèm lấy một người vừa nghèo lại vừa mù”, mà ông cũng chẳng muốn mình trở thành gánh nặng của ai. Một mình ông lầm lũi hai mùa mưa nắng ở nhà tình thương do Nhà nước cấp và nhận hỗ trợ hằng tháng từ hội người mù. Đường đi lối lại ông đã nằm lòng. Gần 60 năm sống trong bóng tối, ông không còn lạ lẫm với mọi thứ xung quanh.

Ngày còn trẻ, ông làm đủ mọi việc. Vì không thấy đường nên ông phải nỗ lực gấp mấy lần người bình thường. Ông làm cỏ mướn, đào giếng, đan thúng..., không thua gì người sáng mắt. Hồi đó, cứ sắp tới mùa gặt, cần thúng to hơn cỡ bình thường để đựng lúa thì người trong xóm đi chặt tre nứa về nhờ ông đan rồi trả công. Ông làm hơi lâu nhưng thúng ông đan chắc chắn và đẹp. Ba tôi bảo: “Mấy người sáng mắt chưa chắc làm được như anh Sáng”.

Tuổi tác cướp dần sức lực con người, thế là ông lại xoay sang bán vé số. Ngày nào ông cũng dậy sớm khua gậy đi bộ 3-4 km. Có lẽ do người già sợ phải ở nhà một mình và quan trọng hơn với ông là kiếm đồng ra đồng vô để “mai mốt không đi được nữa thì biết làm gì?” và “chết rồi cũng có tiền để ma chay”. Mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn đồng, ông tích cóp và gửi má tôi giữ giùm phòng đau bệnh còn có tiền thuốc thang.

Từ ngày xài tiền polymer, ông khó lòng phân biệt tiền thật, tiền giả. Mà sự đời lại trớ trêu với ông, không biết bao nhiêu lần ông bị người ta lừa, giật vé số. Có lần ông đến nhà tôi vào trưa nắng khóc hu hu vì bị đám thanh niên bảo xem số rồi nhẹ nhàng cầm cọc vé phóng xe đi mất. Ông cứ đứng giữa nắng đợi chọn số, nóng ruột hỏi: “Nị lấy mấy tờ, sao lựa lâu quá?”.

Mấy người đi ngang qua hỏi ông sao lại đứng giữa nắng nói chuyện một mình, lúc đó ông mới hay mình bị lũ thanh niên kia lừa.

Ông đã nghỉ bán gần một tháng nay vì ngày càng nhiều người bán, ông lại chẳng chào mời gì được, ai thương thì mua giùm, mà lâu lâu gặp kẻ xấu bụng thì chẳng những không lời mà còn phải bỏ tiền túi ra bù lỗ.

Có lần ông bị tăng huyết áp tưởng không qua nổi. Ba tôi tìm mấy cái bệnh viện mới thấy ông, ông vội giật dây truyền nước biển bảo phải “cho ngộ về nhà”. Đưa về nhà, ông vừa khóc vừa nói: “Tới ngày rồi”. Ba tôi đùa: “Anh sợ tới ngày chết hả?”. “Không, hôm nay là ngày trùng cửu (9-9 âm lịch), lo ra quét dọn mộ cho a má ”. Thấy vậy, ba tôi la ông: “Để ngày khác đi. Đang đau yếu đi sao được? Anh mà đi là về với a má anh luôn đó”. Thứ nước mặn chát cứ thế chảy ròng ra từ hố mắt đục mờ, nhăn nheo của ông. Ông sợ mai đây khi ông mất, ai sẽ hương khói cho má ông, chứ ông không nghĩ mai này ai sẽ hương khói cho ông khi ông chẳng có ai thân thích.

Càng đọc nhiều, đi nhiều, hiểu nhiều, tôi thấy câu nói của ba tôi về ông Sáng mù càng đúng: “Mấy người sáng mắt chưa chắc làm được như anh Sáng”. Bao người mắt sáng giả mù đi đánh cắp lòng thương của người khác, bao người sống bằng đồng tiền không phải từ lao động chân chính, bao người rũ bỏ trách nhiệm với người sinh thành ra mình... Giữa những xô bồ, dối trá, lừa lọc, tôi thấy ông Sáng sao đẹp quá, tâm ông sáng lấp lánh...

Những tấm lòng cao cả

Sáng nay, chúng tôi vừa vặn có dịp xét đoán anh Garônê. Giờ vào lớp, ông Perbôni chưa có đấy, ba bốn cậu đang thi nhau chế giễu anh Crôtxi khốn nạn - tức là cậu bé tóc vàng, tay liệt, con bà bán hoa quả...

Không gia đình

Tôi là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Mãi đến năm lên tám, tôi vẫn tưởng tôi có một người mẹ như những đứa trẻ khác, vì lúc nào tôi khóc thì lại có một bà đến dịu dàng ôm tôi vào lòng, dỗ dành cho tôi nín...

Hoàng tử bé

Hồi lên sáu, có lần tôi đã nhìn thấy một bức tranh tuyệt đẹp trong một cuốn sách nói về Rừng hoang nhan đề "Những chuyện có thật". Nó vẽ một con trăn đang nuốt một con thú. Đây là bản sao của bức tranh đó...

Charlotte Và Wilbur

Cô bé đậy nắp hộp lại cẩn thận. Đầu tiên cô thơm bố, sau rồi cô thơm mẹ. Rồi cô lại mở nắp hộp ra, nhấc con lợn lên, rồi áp sát nó vào má. Đúng lúc đó thì thằng anh Avery của cô bước vào phòng. Avery lên mười. Nó vũ trang cực kỳ ác liệt - một tay súng hơi, một tay dao gỗ...

Dế mèn phiêu lưu ký

Tôi sống độc lập từ thủa bé. Ấy là tục lệ lâu đời trong họ nhà dế chúng tôi. Vả lại, mẹ thường bảo chúng tôi rằng:  Phải như thế để các con biết kiếm ăn một mình cho quen đi. Con cái mà cứ nhong nhong ăn bám vào bố mẹ thì chỉ sinh ra tính ỷ lại, xấu lắm...

Totto-Chan bên cửa sổ

Họ rời con tàu Oimachi tại ga Jiyugaoka, và người mẹ nắm tay Totto-chan đi ra cổng soát vé. Totto-chan chưa đi tàu bao giờ nên em không muốn trả lại cái vé quý giá mà em đang nắm chặt trong tay...

Rô bin sơn ngoài đảo hoang

 Tôi sinh năm 1632, tại thành phố Ai-ớc, trong một gia đình nề nếp, nhưng không phải là dân ở đó. Bố tôi người Bờ-rem đến Hơn lập nghiệp. Buôn bán phát đạt và trở lên giàu có, ông chuyển đến Ai-ớc...

Chuyện con mèo dạy hải âu bay

“Có đàn cá trích ven cảng kìa,” hải âu trinh sát thông báo, và cả đàn chim từ ngọn Hải Đăng Cát Đỏ đón nhận tin vui với những tiếng rít sung sướng vang dài. Chúng đã bay liền một mạch sáu tiếng, và mặc dù những con hải âu hoa tiêu đã dò thấy luồng khí nóng có thể giúp cả đàn lướt bay thoải mái trên những con sóng, chúng vẫn cần nạp lại năng lượng – và còn gì tốt hơn là một bữa cá trích tươi ngon?

Tiếng gọi nơi hoang dã

Bấc không hề đọc báo, chứ nếu có đọc thì hẵn đã biết là sắp gay go đến nơi rồi, không chỉ gay go cho riêng nó, mà còn cho cả họ hàng nhà chó vùng duyên hải, từ vịnh Piugít Xao đến tận Xan Điêgô thứ chó có bắp thịt rắn khoẻ và bộ lông dầy ấm áp...