Dùng toán học đánh giá hiệu quả quảng cáo như thế nào?
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta rất quen thuộc với các hình thức quảng cáo: Quảng cáo trên báo chí, quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo trên đài phát thanh, quảng cáo trên bảng v.v... Trong mỗi loại phát thanh, quảng cáo người ta cố tạo các điểm mới lạ về thiết kế, ý tưởng nhưng nói chung đều phải qua lời văn diễn đạt.
Thế một quảng cáo tốt phải đáp ứng các yêu cầu nào? Các nhà quảng cáo ở nước ngoài thường quy quảng cáo về các điểm sau đây:
Hấp dẫn (attention)
Kích thích hứng thú (interest)
Gợi sự ham thích (desire)
Thúc đẩy việc mua của khách (action)
Khi mua hàng xong cảm thấy vừa ý (satisfactory)
Các chữ cái đầu của tiếng Anh tạo nên công thức “AIDAS” là các yêu cầu cho một quảng cáo theo ngôn ngữ của giới quảng cáo nói chung. Tuy nhiên trong quảng cáo còn phải chú ý đến tính chân thực, tính đơn giản, tính sinh động. Chỉ như vậy các quảng cáo mới có hiệu quả.
Làm thế nào có thể ước lượng hiệu quả quảng cáo bằng toán học? Đó chính là “phương pháp tính lợi ích quảng cảo” để đo hiệu quả thực tế của quảng cáo.
Công thức tính như sau:
R: đánh giá hiệu quả của quảng cáo (biểu thị lợi ích gia tăng ứng với 1 đồng phí quảng cáo); S2: số lượng sản phẩm tiêu thụ sau khi đăng quảng cáo; S1: số lượng sản phẩm tiêu thụ trước khi cho đăng quảng cáo; P1 đơn giá sản phẩm; P2 phí quảng cáo.
Ví dụ một loại sản phẩm hàng tháng tiêu thụ 8000 kiện sau khi đăng quảng cáo, trước khi đăng quảng cáo hàng tháng tiêu thụ 6000 kiện. Hàng tháng chi phí quảng cáo hết 5000 đồng. Đơn giá sản phẩm là 1000 đồng. Theo công thức trên ta tính:
Hay nói cách khác mỗi đồng chi phí quảng cáo thu về được 400 đồng.
Công thức trên đây để tính cho trường hợp các hoạt động thương mại tiến hành bình thường. Trong tình hình có các biến động ngẫu nhiên về thị trường có thể có sự sai lệch nào đó trong kết quả tính toán.