Tại sao cần phải có luật quốc tế?

Từ xa xưa đến nay luôn luôn xảy ra những mắc mớ giữa các nước về mậu dịch và lãnh thổ. Để giải quyết những mắc mớ đó, người ta phải họp nhau để thống nhất với nhau các hiệp ước và các pháp qui. Hiệp ước quốc tế cổ nhất còn đến ngày nay là Hoà ước ký giữa La-cônia và Uma (Hai nước thuộc lưu vực sông Lưỡng Hà, Irắc ngày nay) được khắc vào cột đá theo lối hình chữ nêm, có tên gọi là “Bia A-na-tômu”, hiện còn lưu giữ ở bảo tàng Lu-vơ- rơ.

Thế kỷ XIV, XVII ở châu Âu xuất hiện nhiều quốc gia độc lập, họ có mối quan hệ với nhau, dẩn dẩn nhận thấy tính quan trọng của việc thừa nhận chủ quyền lãnh thổ. Để giải quyết sự thiếu rõ ràng trước kia về ranh giới đất đai và những mắc mớ trên vùng biển mà thuyền các nước thường qua lại, các nước châu Âu đòi hỏi phải có các chuẩn tắc hành vi giữa các nước với nhau. Năm 1625, cuốn “Luật chiến tranh và hoà bình” của nhà luật học người Hà Lan, ngài Hugô Gơ-rô-tiut ra đời. Sách đề cập đến 3 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là “Chủ quyền, hợp tác quốc tế và chủ nghĩa nhân đạo”. Nêu rõ đặc điểm của luật quốc tế. Ông được người đời sau gọi là “Cha đẻ của luật quốc tế”.

Năm 1648, khi kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm ở châu Âu người ta đã ký “Hoà ước Vet - phalen”. Hoà ước này thừa nhận các quốc gia không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng và chế độ xã hội, đều bình đẳng với nhau, qui định các bên đều phải tuân thủ các điều đã ký trong hoà ước, quốc gia nào vi phạm sẽ bị các nước khác cùng phản đối. Tinh thẩn chủ yếu của hoà ước này đã có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành các luật quốc tế cận đại.

Thế kỷ XIX, các nước châu Âu đã có những cuộc họp quốc tế lặp lại biên giới giữa các nước, luật quốc tế được thông qua các hội nghị ngày nay càng hoàn thiện. Trong đó có Hội nghị Viên 1814 1815, chính thức tuyên bố cấm buôn bán nô lệ và chia cấp ngoại giao thành Đại sứ, Công sứ, và Đại diện. Năm 1856, quy tắc trung lập trong “Tuyên ngôn Pari” đã được hẩu hết các nước tiếp thu. Năm 1899 và 1907 diễn ra hai Hội nghị hoà bình La Hay đã thông qua “Công ước La Hay”., đã trở thành pháp qui quốc tế mọi nước đều tuân theo.

Luật quốc tế là một loại pháp qui chỉ có hiệu lực đối với các nước tham gia ký kết hiệp ước quốc tế. Trên thế giới không có một cơ quan chấp pháp đứng trên chính quyền các nước, nhưng nếu có một nước nào vi phạm luật quốc tế, sẽ có thể bị cắt đứt quan hệ ngoại giao hoặc bị phong toả tài sản của nước đó. Ngoài ra, các tranh chấp giữa nước này với nước kia có thể yêu cẩu toà án quốc tế làm trọng tài giải quyết.

Toà án quốc tế là cơ quan tư pháp chủ yếu của Liên Hiệp Quốc xây dựng sau chiến tranh thế giới lẩn thứ hai. Toà án được đặt tại La Hay thuộc Hà Lan gồm có 15 quan toà. Những quan toà này do bẩu cử, các nước đề xuất. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc và Hội đồng bảo an sẽ tiến hành bẩu chọn. Quan toà có nhiệm kỳ 9 năm, có thể được bẩu nhiều nhiệm kỳ. Người được bẩu làm quan toà của Toà án quốc tế sẽ đại diện cho toàn thế giới chứ không đại diện cho riêng nước mình.

Luật quốc tế là cách gọi chung những chuẩn tắc điều hoá quan hệ các nước với nhau, cho nên cũng được gọi là Công pháp quốc tế. Những điều luật giải quyết những mắc mớ của nhân dân trên quốc tế được gọi là Tư pháp quốc tế.

Xem thêm