Vì sao ăcquy lại có thể tích trữ được điện?

Có những loại pin điện có thể nạp, phóng điện nhiều lần. Người ta gọi các pin điện này là ăcquy hay còn gọi là pin điện tử thứ cấp. Nhưng thực ra ăcquy cũng không thể trực tiếp tích trữ điện. Vì điện là điện tử chuyển động có định hướng. Mà lượng lớn số điện tử không phải như loại vật dụng thường dùng mà có thể chất lên xe để tích trữ được. Quả thực là ăcquy đã đem năng lượng điện từ bên ngoài vào làm cho trong nội bộ pin xảy ra phản ứng hoá học khiến điện năng biến thành năng lượng hoá học. Khi sử dụng điện (phóng điện), trong nội bộ của pin sẽ tiến hành phản ứng hoá học theo chiều ngược lại, khiến năng lượng hoá học đã tích trữ chuyển thành điện năng. Loại biến đổi thuận nghịch này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.

Khi tiến hành nạp điện, trong ăcquy sẽ xảy ra biến đổi sau đây: Trên cực dương tạo thành chì đioxit, còn trên cực âm là kim loại chì xốp như bọt biển. Khi nạp điện thì nồng độ dung dịch axit sunfuric tăng nên mật độ của dung dịch axit tăng lên. Nếu mật độ của dung dịch đạt đến 1,28 g/cm3 thì không nên tiếp tục nạp điện nữa.

Khi ô tô khởi động hoặc đốt sáng đèn, thì ăcquy bắt đầu phóng điện. Bấy giờ (lúc phóng điện) trong ăcquy lại xảy ra biến đổi ngược lại với lúc nạp điện. Trên cực dương, chì sunfat biến thành axit sunfuric, còn trên cực âm, kim loại chì xốp biến thành chì sunfat. Bấy giờ nồng độ axit sunfuric lại giảm. Và mật độ dung dịch sẽ nhỏ dần. Nếu mật độ axit giảm đến bằng 1,18g/cm3 thì không nên tiếp tục cho ăcquy phóng điện.

Khi sử dụng ăcquy cần chú ý không nên nạp điện quá mức (điện áp ăcquy vượt quá 2,6V), cũng không được cho phóng điện quá mức (không để điện áp thấp hơn 1,18V), nếu không, ăcquy sẽ bị hỏng.

Từ những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều kiểu ăcquy mới nối tiếp nhau ra đời. Có loại ở dạng hoàn toàn kín, không cần kiểm tra, không bị khô dung dịch, an toàn, tin cậy, tiện lợi. Do sự phát triển của kỹ thuật, có yêu cầu hết sức bức thiết là giảm nhỏ thể tích của ăcquy, nhẹ đi, nhưng lại có dung lượng lớn, tuổi thọ phải dài.

Ngày nay trên thị trường có bán loại ắc quy kiềm (còn gọi là ăcquy sắt - niken) ăcquy niken - cadimi. Có nhiều loại ăcquy mới, tính năng loại sau tốt hơn loại trước.

Vì sao dưới đất có nhiều than đá?

Ai cũng biết than đá được khai thác từ dưới đất lên, nhưng vì sao dưới đất lại có nhiều than đá như thế? Muốn trả lời câu hỏi này cần phải biết được...

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Vì sao khi ngáp, nước mắt lại trào ra?

Khi ngáp, hai mí mắt khép lại, miệng mở to, người hơi ngả về phía sau, thở sâu và mạnh, kèm theo động tác uốn vai. Lúc đó, bạn sẽ phát hiện thấy người...

Trẻ em sinh trong ống nghiệm có phải lớn lên trong đó không?

Nói đến trẻ em sinh trong ống nghiệm, hầu như ai cũng nghe biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ trẻ em được sinh trong ống nghiệm như thế nào. Rất...

Có phải các chất như nước, đường, thép đều do các hạt nhỏ cấu tạo nên?

Khi ta cho đường vào nước, một lúc sau các hạt đường sẽ biến mất và nước lại có vị ngọt. Khi bạn đứng gần một chiếc xe ô tô đang nhận tiếp xăng, bạn...

Có thể hợp nhất máy tính, ti vi và điện thoại làm một được không?

Ba chức năng máy tính, ti vi và điện thoại có thể được thực hiện bởi một thiết bị.

Mùa hè, ếch để vào tủ lạnh có thể ngủ đông không?

Rất nhiều loại động vật quen thuộc đối với chúng ta có thói quen ngủ đông như ếch, rùa, rắn, thậm chí cả gấu đều ngủ vùi khi mùa đông tới, dường như chúng chẳng muốn chứng kiến cảnh mặt đất trắng xoá băng tuyết.

Vì sao phải khai phá nguồn năng lượng mới?

Nguồn năng lượng mới là một khái niệm tương đối, tức là nguồn năng lượng tương đối mà chúng ta đã quen biết. Khai phá nguồn năng lượng mới là xuất...

Tại sao long diên hương chỉ ở trong bụng của cá nhà táng?

Theo sách vở ghi chép lại, ngày 3 tháng 12 năm 1912, một Công ti săn bắt cá voi của Nauy đã bắt được một con cá nhà táng trong khu vực nước ở...