Tại sao diễn viên xiếc không làm rơi những chiếc đĩa từ trên que tre xuống đất?

Trong số các tiết mục xiếc cổ một tiết mục được gọi là "hoa đĩa". Diễn viên trong tay cầm một nắm que tre, đầu mỗi que tre quay một chiếc đĩa. Vừa quay đĩa, người diễn viên vừa thoải mái biểu diễn các động tác như lăng người, nhào lộn. Những chiếc đĩa thì vẫn quay đều như thể bị "dính" vào đầu những chiếc que. Khi biểu diễn kết thúc, những chiếc đĩa ngừng quay và người diễn viên đỡ lấy chúng, điều này cho thấy đĩa không phải bị đính cố định lên đầu que. Vậy thì tại sao chúng lại có thể xoay tròn trên đầu que mà không bị rơi xuống?

Thì ra, trong kỹ xảo này đã lợi dụng nguyên lý chuyển động quán tính. Khi đầu que nâng đỡ trọng lực của đĩa, đĩa quay tròn theo trục là chiếc que, mỗi một điểm của bề mặt đĩa đều chuyển động vòng tròn. Do có quán tính, mỗi một điểm đều giữ trạng thái chuyên động vốn có, tức là chuyển động trên bề mặt phẳng của đĩa. Khi từng điểm một đều giữ được chuyển động trên mặt phẳng của đĩa ngay từ ban đầu, thì toàn bộ chiếc đĩa tự nhiên cũng sẽ chuyển động xoay theo que tre trên vị trí vốn có mà không bị rơi xuống. Chính vì vậy, cho dù người diễn viên kết hợp làm nhiều động tác cùng một lúc, nhưng chỉ cần người đó giữ vững phương hướng của những chiếc que thì những chiếc đĩa đang quay sẽ không bao giờ bị rơi xuống.

Xem thêm