Tại sao khi vịt đi thường hay lắc lư?
Khi vịt đi lại, cái cổ vươn rất dài, ưỡn ngực, lắc la lắc lư lạch bạch đi về phía trước. Tại sao vịt lại đi với tư thế như vậy? Muốn tìm hiểu vấn đề này, cần phải quan sát từ thói quen sinh sống của vịt.
Vịt chủ yếu sống ở trên nước, giữa ba ngón chân trước của vịt có màng, phần ngực và bụng rộng và phẳng, những đặc trưng này thích nghi với cuộc sống dưới nước của vịt.
Để bơi được nhanh trong nước, ngoài tăng thêm diện tích tiếp xúc giữa màng chân với nước để tăng lực đẩy lên phía trước ra, thì vị trí của chân vịt cũng hơi dịch về phía sau. Như vậy, sau khi vịt lên bờ, điểm đỡ (hai chân) của cơ thể, không nằm chính giữa cơ thể, mà là sát về phía sau. Nếu như vịt muốn làm cho cơ thể nằm ở trạng thái bình thường thì sẽ có khả năng ngã nghiêng về phía trước, bởi vậy vịt nhất thiết phải ngửa người về phía sau, để trọng tâm của cơ thể dịch chuyển về phía sau, giữ thăng bằng cho cơ thể. Ngoài ra, chân của vịt tương đối ngắn, khi di chuyển về phía trước, cả cơ thể cũng lắc lư theo, do vậy, khi vịt đi nói chung thường ngẩng đầu, ưỡn ngực lên, đi lắc la lắc lư.