Tại sao hải âu hay bay theo tàu biển?

Những ngày trời nắng, nếu bạn đi dạo trên bờ biển, ngẩng đầu ngắm nhìn bầu trời xanh thẳm, thường có thể thấy đàn chim hải âu màu bạc sáng lóng lánh, giang rộng đôi cánh, rất bình thản bay theo tàu biển, giống như con diều giấy bị buộc trên con tàu vậy.

 

Hải âu thích bay theo tàu biển, phải chăng trên tàu có vật gì thần bí đang thu hút nó? Đúng vậy, ở trên không của tàu biển có một luồng lực đặc biệt nâng đỡ cơ thể hải âu làm cho chúng không cần vỗ cánh vẫn có thể bay theo mà không mất một tí sức lực nào.

Luồng lực nâng đỡ cho hải âu bay này, không thần bí giống như chúng ta tưởng tượng, cũng không phải do bản thân con tàu sản sinh ra, mà là khí quyển trong không trung.

Khí quyển làm thế nào có thể biến thành lực, nâng đỡ cơ thể hải âu nhỉ? Khí quyển rất yên tĩnh vào những ngày trời nắng thì làm sao có thể biến thành lực được?

Mọi người đều biết, sự lưu động của không khí đã tạo thành gió. Do sự chênh lệch của nhiệt độ không khí trong khí quyển, đã tạo thành sự di động của vùng không khí (gió), đặc biệt là ở trong biển cả, khi vùng không khí di động, trên đường đi gặp chướng ngại vật (như sóng trên mặt biển, tàu biển và đảo...) thì sẽ tăng lên hình thành luồng không khí mạnh. Luồng không khí này gọi là luồng không khí động lực, còn gọi là luồng không khí theo tuyến. Hải âu sải rộng đôi cánh, khéo léo lợi dụng luồng không khí tăng lên này để nâng đỡ cơ thể, bám sát theo tàu để bay.

Thức ăn chủ yếu của hải âu là loài cá. Khi tàu biển chạy, ở đuôi tàu từng đám bọt tung lên, thường có thể tung ngược cá từ trong biển lên cao, và trở thành thức ăn của hải âu, đây chính là nguyên nhân mà hải âu bay theo sát tàu biển.

Tại sao lúc ngáp lại chảy nước mắt?

Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường...

Vì sao các thiết bị vũ trụ chở người phải có thiết bị cấp cứu?

Ngày 27 tháng 9 năm 1983 trên sân bay vũ trụ Baiconua của Nga, khi con tàu vũ trụ "Liên minh T-10A" sắp cất cánh, bỗng động cơ tầng 1 của tên lửa đẩy...

Vì sao trước khi thi đấu các vận động viên thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?

Bạn đã xem các trận thi đấu thể thao nào chưa? Các vận động viên thể thao có thân thể tráng kiện, động tác thuần thục chính xác, đẹp mắt khiến người...

Các nhà máy nên bố trí bao nhiêu công nhân sửa chữa bảo dưỡng thì hợp lí?

Ở các nhà máy ngoài các bộ phận quản lí, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm còn có bộ phận chuyên việc bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị, để có thể kịp...

Mặt người trên sao Hoả: Vì sao mắt ta nhìn gà hoá cuốc?

Khả năng thu nhận các tín hiệu thị giác và lấp đẩy chúng vào những khoảng trống đã cho phép loài người xử lý thông tin nhanh chóng. Song điều này đôi...

Vì sao khí quyển có hiện tượng “triều”?

Những người sống ở vùng ven biển đều biết rằng, nước biển trong một ngày có lúc dâng lên có lúc hạ xuống. Hiện tượng mực nước biển lên xuống này là do...

Tại sao cần phát triển phương thức vận chuyển bằng côngtenơ?

Trên các con đường của các thành phố hiện đại, bạn thường có thể thấy những chiếc xe tải lớn, kéo theo đằng sau một chiếc hòm sắt lớn hình chữ nhật. Ở...

Tại sao màn hình cảm ứng lại có phản ứng ngay khi ta chạm vào?

Thời gian đầu người ta muốn đưa tin hay phát lệnh cho máy tính thì phải ấn các phím của máy. Khi con chuột ra đời, người ta lại thích dùng con chuột...

Trên Mặt trăng có “biển” và “lục địa” không?

Buổi tối nhìn lên Mặt Trăng, bạn có thể thấy trên đó có chỗ sáng, chỗ tối. Người xưa không giải thích được hiện tượng này, nên tưởng tượng trên Mặt...