Tại sao nhân của quả sơn trà, đào, hạnh nhân không ăn được?
Quả sơn trà, đào, hạnh nhân đều là những quả mà con người thích ăn. Nhưng rất ít người nghĩ tới, thịt quả mềm, mọng nước lại bao bọc một mầm họa có thể gây chết người – nhân hạt. Nếu chẳng may bạn ăn phải, nhẹ thì khó thở, con ngươi dãn ra; nặng thì bị ngất, hôn mê, co giật thậm chí tử vong.
Trong nhân của ba loại quả này đều có chứa một hợp chất thuộc loại xianogien gọi là amygdalen. Hợp chất hóa học này bản thân nó không phải là chất độc, nhưng nó không ổn định lắm, trong điều kiện nhất định sẽ xảy ra phản ứng phân giải nước (thuỷ phân). Lúc này, thành phần xianohiđrin chứa trong phân tử của nó cuối cùng sẽ biến thành axit xianogien phân li. Axit xianogien là một hợp chất cực độc, nó chính là nguyên nhân cơ bản của nhân hạt mà khiến cho con người trúng độc.
Vậy trong điều kiện như thế nào thì nó sẽ thuỷ phân?
Chất amygdalen và các hợp chất gốc glucoxit giống nhau, có thể trong nước axit tăng nhiệt thủy phân. Ngoài ra nếu nó gặp chất xúc tác đặc biệt như chất xúc tác amygdalen (emulsin)… thì ở nhiệt độ bình thường gặp nước sẽ nhanh chóng thủy phân. Chất xúc tác đặc biệt này vừa hay lại vừa đồng thời tồn tại với amygdalen trong nhân quả. Có điều, khi nhân quả lành lặn, chúng ở trong tế bào “không can thiệp lẫn nhau”. Nếu một khi cắn vỡ, vào trong dạ dày glucosit và men enzyme cùng hoà tan ra trong dịch dạ dày, lúc đó chất xúc tác lại thêm dịch dạ dày có tính axit sẽ khiến cho amygdalin nhanh chóng thủy phân và sản sinh ra hydro cyanit. Có người phân tích, có một số hạt hàm lượng amygdalen cao tới 30%, trong nhân sơn trà và nhân một số quả đào hàm lượng cũng không thấp. Vì vậy không thể ăn sống.
Đương nhiên, hạt quả mơ và đào đều có thể làm thuốc, trong xirô ho hạnh nhân, có nước hạnh nhân. Đó là do trong khi chế thuốc đã dùng liều lượng hạn chế và qua nấu chín rồi, chất xúc tác chứa trong đó đều đã bị “giết chết”, thành phần xianogien cũng bị phá, tính độc giảm. Điều kì diệu hơn là thành phần hữu hiệu trong xiro ho hạnh nhân chính là hydro cyanit vi lượng sau khi pha chế.
Thực ra, hạt quả mơ và đào đều đắng không ăn nổi, chả ai ăn sống nó. Tuy nhiên cũng có hạt không đắng hoặc không đắng quá, mà còn giàu chất béo có mùi vị thơm, trẻ con đặc biệt yêu thích. Theo phân tích hóa học, trong những hạt mơ và đào nào ngọt, ít nhiều cũng có chứa lượng amygladin khoảng 0,5%. Như vậy, nếu ăn quá nhiều cũng rất nguy hiểm. Còn về đồ hộp hạnh nhân (hạt quả mơ) và bột hạnh nhân bán ở các cửa hàng thì đều đã trải qua quá trình sao tẩm, nên đều là những thực phẩm không độc ăn ngon. Ngoài ra, còn một loại hạt quả biển đào (prunus amygdalus) còn gọi là mơ padan lại là một loại quả khô, chuyên ăn nhân, không cùng loại thực vật với ba loại kể trên.