Tại sao tàu ngầm có thể lặn xuống, nổi lên?
Những con tàu bình thường chỉ có thể lướt trên mặt biển. Nhưng tàu ngẩm vừa có thể đi trên mặt nước lại vừa có thể lặn sâu xuống biển đi ngẩm dưới nước. Ảo thuật gì ở đây vậy? Bí mật nằm trong hai lớp vỏ của nó.
Bất kỳ vật thể nào ở trong nước, ngoài việc phải chịu tác dụng theo hướng thẳng đứng xuống dưới, còn phải chịu lực nâng lên của nước. Lực nâng đó chính là sức đẩy.
Khi sức đẩy lớn hơn trọng lực, vật thể sẽ nổi lên mặt nước, khi sức đẩy nhỏ hơn trọng lực, vật thể chìm xuống. Khi lực đẩy bằng hoặc chênh lệch rất ít so với trọng lực, vật thể sẽ lơ lửng ở bất kỳ vị trí nào trong nước. Như vậy, nếu điều chỉnh được độ chênh lệch giữa trọng lực và sức đẩy của tàu ngẩm, ta có thể điều khiển nó chìm xuống hay nổi lên dễ dàng.
Nhưng thân tàu ngẩm là cố định kothay đổi, nên sức đẩy mà nó chịu trong nước là không thay đổi. Vì vậy, muốn điều chỉnh độ chênh lệch này, chỉ có thể thay đổi trọng lượng bản thân tàu ngẩm.
Bí mật” trong hai lớp vỏ Thân tàu ngẩm được thiết kế gồm hai lớp vỏ trong và ngoài. Trong khoảng không giữa hai lớp vỏ này chia thành một số khoang nước. Mỗi khoang nước đều lắp van dẫn nước vào và van xả nước ra.
Tàu ngẩm đang nổi trên mặt nước, muốn lặn xuống chỉ cẩn mở van dẫn nước để nước biển nhanh chóng tràn đẩy vào các khoang, lúc đó trọng lượng tàu ngẩm sẽ tăng lên. Và khi trọng lượng vượt quá sức đẩy thì tàu sẽ chìm.
Tàu ngẩm đang lặn dưới nước, khi muốn nổi lên thì chỉ cẩn dùng van dẫn nước vào rồi sau đó dùng không khí nén có áp lực cực lớn phun nước ở trong các khoang chứa nước qua van xả chảy ra ngoài, lúc đó trọng lượng giảm, sức đẩy của tàu ngẩm lớn hơn trọng lực nên tàu nổi lên khỏi mặt nước.
Nếu tàu ngẩm muốn chạy trong khoảng nước giữa mặt biển và đáy biển thì có thể cho nước vào một phẩn khoang chứa nước hoặc xả một phẩn nước ở khoang chứa ra nhằm điều tiết trọng lượng tàu ngẩm, khiến cho trọng lượng bằng hoặc lớn hơn sức đẩy một chút, lúc đó tàu ngẩm có thể đi trong khu vực nước độ nông sâu khác nhau.