Thế nào là trạng thái thứ ba của cơ thể?

Mấy năm gần đây, trên các tạp chí, người ta thường đọc thấy nhà khoa học nổi tiếng nào đó qua đời, rất nhiều người tuổi còn chưa đến 50. Điều kiện chữa trị của họ rất tốt, tình trạng sức khỏe cũng không có bệnh gì đặc biệt, nhưng vì sao họ lại chết sớm? Điều này có liên quan với một khái niệm mới trong y học, đó là trạng thái thứ ba của cơ thể.

Sức khỏe, tình yêu và cuộc sống lành mạnh là ba vấn đề lớn của cuộc đời, trong đó sức khỏe nên là cái gốc. Từ xưa đến nay, người ta thường lấy có bệnh hoặc không có bệnh làm căn cứ để xác định tiêu chuẩn phán đoán sức khỏe. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của y học, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra một khái niệm mới về sức khỏe rất nổi tiếng: Sức khỏe không những là không ốm mà là một trạng thái tốt đẹp của cơ thể, tâm lý và sự thích ứng với xã hội".

Vậy thế nào là trạng thái thứ ba của cơ thể? Trên thực tế, trạng thái thứ ba là trạng thái nằm giữa người khỏe và người ốm, tức là vừa không khỏe thực sự, vừa chưa thể hiện là có bệnh. Đó là một trạng thái đặc biệt. Ở người rơi vào trạng thái này, cơ thể có vẻ vẫn còn khỏe nhưng trạng thái tâm lý không tốt hoặc không thích ứng được với công việc, môi trường hay xã hội, hoặc các tổ chức trong cơ thể đã có mầm bệnh, chẳng qua chưa xuất hiện những chứng bệnh tương ứng mà thôi. Điều đáng sợ hơn là người ở trạng thái thứ ba không hề hay biết gì về tình trạng sức khỏe của mình. Do đó, họ không hề có những biện pháp cần thiết để giữ gìn, điều chỉnh hoặc đề phòng.

Vì nhịp điệu cuộc sống hiện đại ngày càng nhanh, không ít nhà khoa học cho rằng hiện nay trên thế

giới có đến một nửa số người rơi vào trạng thái thứ ba. Do đó, mỗi chúng ta nên nâng cao nhận thức đối với trạng thái thứ ba, phải coi trọng bảo vệ sức khỏe, nên tham gia luyện tập, ăn uống đúng mức và giữ vệ sinh, định kỳ đi khám sức khỏe khiến cho mình có một tâm lý lành mạnh và một thể chất sảng khoái vui tươi.

Những ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường có liên quan đến những vấn đề gì?

Ngày kỉ niệm bảo vệ môi trường nổi tiếng nhất là “Ngày Trái Đất” và “Ngày Môi trường thế giới”. Ngoài ra một số tổ chức quốc tế còn đặt ra một số ngày...

Vì sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên?

Cây cà phê có điều kiện sinh trưởng và phát triển khá khác biệt và không phải bất kỳ khu vực nào cũng có thể trồng được. Ở Việt Nam, một trong số những vùng trồng nhiều cà phê nhất chính là Tây Nguyên.

Gọi điện thoại mà có hiện tượng hồi âm là sao vậy?

Hiện tượng hồi âm thì ở đâu cũng có, khi ta nói to trong hang núi thì chỉ lát sau sẽ nghe vọng tới một loạt hồi âm. Nguyên do là tiếng nói truyền vào...

Tại sao rồng có cánh thân hình to lớn như vậy lại có thể bay lượn trên không trung?

Khi khủng long ở trên Trái Đất còn xưng vương xưng bá, có một loài động vật bò sát gọi là rồng có cánh đã chiếm giữ một không gian rộng lớn.

Tại sao đĩa từ có thể lưu trữ tin?

Đĩa từ của máy tính có thể lưu trữ tin vì đã dùng kĩ thuật ghi từ và phương pháp lưu trữ trực tiếp.

Năm vị của thực phẩm từ đâu mà có?

Năm vị của thực phẩm là: ngọt, chua, đắng, cay, mặn. Ngoài ra với đầu lưỡi, người ta còn nhận được vị chát, vị ngon,… Thế nhưng tại sao với các loại...

Tại sao cây trong chậu cảnh lại già và có nhiều tư thế?

Bước vào vườn chậu cây cảnh của vườn thực vật Thượng Hải bạn có thể thấy những cây già trong chậu cảnh đã sống mấy chục năm, thậm chí là mấy trăm năm,...

Tại sao pháo hoa lại có màu sắc rực rỡ?

Do thành phần của các chất phát sáng trong pháo hoa là khác nhau, nên màu sắc khi phát xạ cũng khác nhau.

Vì sao ở Bắc bán cầu mùa đông ngày ngắn đêm dài, mùa hè ngày dài đêm ngắn?

Vì sao có ban ngày ban đêm? Như ta đã biết đó là vì Trái Đất tự quay quanh trục của mình. Vì tự quay, khiến cho các vùng trên Trái Đất có nửa ngày...