Vì sao khi cảm mạo, ta sẽ sổ mũi nước, tịt mũi và sốt cao?
Một trong những bệnh mà con người thường gặp nhất là cảm mạo. Có thể nói hầu như mỗi người, nhiều ít đều đã bị cảm mạo giày vò.
Tuy cảm mạo không phải là loại bệnh hiểm nghèo, nhưng sau khi bị cảm, ta sẽ tịt mũi, thở khó khăn, tiếng nói bị rè, cơ thể rất khó chịu. Trong thời kỳ bị cảm, nước mũi chảy ra không ngừng, ta phải thường xuyên dùng giấy hoặc khăn lau mũi, gây ra nhiều phiền phức trong sinh hoạt. Nếu bạn bị cảm nặng thì nhiệt độ còn tăng cao, cả cơ thể vì thế mà cảm thấy mệt mỏi.
Vì sao khi khi bị cảm lại xuất hiện những triệu chứng điển hình này? Đó là một vấn đề rất có ý nghĩa. Như ta đã biết, nguyên nhân chính gây ra cảm là độc tố bệnh. Khi độc tố bệnh xâm nhập vào cơ thể, để đề kháng những vi khuẩn mắt thường không nhìn thấy được, cơ thể sẽ tự động dùng đủ các biện pháp chống lại, do đó xuất hiện tịt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, phát sốt... Trên thực tế, những hiện tượng này là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể.
Các nhà y học đã giải thích về các chứng này như sau: họ nói mũi tịt có thể ngăn ngừa độc tố bệnh xâm nhập, nước mũi chảy ra liên tục và hắt hơi là để thải ra những độc tố bệnh đã xâm nhập vào; thân thể phát sốt có thể kích thích bạch cầu, thúc đẩy kháng thể hình thành, bao vây, tiêu diệt vi khuẩn. Hơn nữa, đại bộ phận độc tố bệnh cảm sợ nhiệt, thân thể phát nhiệt gây trở ngại cho độc tố bệnh phát triển.