Vì sao phóng tên lửa nên thuận theo hướng Trái đất tự quay?

Mọi người đều biết: vận động viên nhảy dài trước khi nhảy phải chạy một khoảng xa để lấy đà, còn vận động viên ném đĩa phải quay mấy vòng mới ném đĩa. Mục đích là lợi dụng quán tính khiến cho con người trước khi nhảy hoặc ném đĩa ra đã có tốc độ ban đầu nhất định, cho nên nhảy xa hơn hoặc ném xa hơn so với lúc đứng yên.

Nguyên lý phóng tên lửa theo phương tự quay của Trái Đất cũng giống như nhảy dài hay ném đĩa, mục đích là để con tàu có được tốc độ ban đầu. Theo nguyên lý quán tính, nếu phóng tên lửa thuận theo phương Trái Đất tự quay thì khi tên lửa rời khỏi mặt đất đã có được tốc độ ban đầu, độ lớn của tốc độ này bằng tốc độ Trái Đất tự quay.

Trái Đất quay từ tây sang đông, tốc độ thẳng của Trái Đất tự quay không phải mọi điểm đều như nhau, càng gần Nam hay Bắc Cực thì tốc độ thẳng càng chậm, càng gần xích đạo tốc độ thẳng càng nhanh. Ở tâm Nam, Bắc Cực tốc độ đó bằng 0, nhưng trên đường xích đạo tốc độ đó lớn nhất đạt 465 m/s. Muốn cho tên lửa quay quanh Trái Đất mà không bị rơi xuống thì tốc độ tên lửa phải đạt tốc độ vũ trụ cấp 1, tức 7,9 km/s, muốn cho nó bay quanh Mặt Trăng phải đạt tốc độ vũ trụ cấp hai. Muốn cho nó đạt được tốc độ như thế, đương nhiên trước hết phải nhờ vào sức đẩy của bản thân tên lửa, nhưng nếu tên lửa được phóng trên đường xích đạo thì nhờ đó mà đã có được tốc độ ban đầu 465 m/s. Cho nên sức đẩy của tên lửa ít đi một tí vấn đề cũng không lớn lắm.

Đương nhiên nếu sức đẩy của tên lửa lớn đến mức đạt yêu cầu thì không nhất định phải mượn đến tốc độ tự quay của Trái Đất. Nhưng dù sao từ góc độ khoa học và kinh tế mà xét thì phóng tên lửa thuận với phương tự quay của Trái Đất để tạo ra tốc độ ban đầu vẫn là có lợi nhất.

Vì sao phải khống chế "ô nhiễm màu trắng"?

Nhựa là loại nguyên liệu mới, chúng có nhiều ưu điểm như: nhẹ, không thấm nước, bền và giá rẻ. Từ ngày đồ nhựa ra đời đến nay chúng được dùng rộng rãi...

Tại sao có một số thực vật thân gỗ có thể tạo ra đường?

Nói đến đường, mọi người đều biết là được lấy từ mía và rau ngọt, trên thực tế thực vật khác có chứa lượng đường lớn cũng có thể tạo đường, trong đó...

Bệnh đau dạ dày có truyền nhiễm không?

Mọi người đều biết viêm gan, lao phổi đều là bệnh truyền nhiễm, nhưng nếu nói đau dạ dày cũng truyền nhiễm thì lại cảm thấy khó tin. Thực ra, đó là...

Có đúng là nhiều người sinh ra với ba con mắt?

Theo cách hiểu thông thường thì điều này sai. Tuy nhiên, theo cách hiểu rộng rãi và khoa học thì thô ng thường mỗi người có một "con mắt thứ ba" nằm ở...

Vì sao dự báo thời tiết cũng phải dùng máy tính?

Đài khí tượng dự báo thời tiết bằng nhiều phương pháp: ngoài dự báo bằng bản đồ ra, người ta còn dùng cả máy tính, loại công cụ hiện đại, để tiến hành...

Cá hoa vàng nhỏ có thể trở thành cá hoa vàng lớn không?

Trong sản phẩm bốn biển nổi tiếng ở Trung Quốc, cá hoa vàng đứng ở vị trí hàng đầu, vì thịt của nó tươi ngon được mọi người rất thích.

Quy định chế độ mua hàng trả chậm định kì như thế nào?

Ở một số nước, để tăng cường khả năng cạnh tranh tiêu thụ hàng hoá người ta đề ra hình thức bán hàng trả chậm. Trong những năm gần đây, trong tình...

Tại sao phải nghiên cứu xây dựng "nhà ở không hoá học"?

Nhà ở là nơi con người chủ yếu sinh sống, làm việc và học tập. Theo thống kê, con người dành khoảng 90% thời gian sinh hoạt ở trong nhà.

Tại sao trên đường cao tốc không có đèn đường?

Vào ban đêm, khi đi ô tô trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy các ô tô chạy ở phía trước đủ màu sắc rực rỡ, những biển báo bên đường sáng lấp lánh như đèn...