Vì sao người bị bệnh tiểu đường thường hay đói?
Trong bộ phim nước ngoài có tình tiết sau: buổi tối, một em bé gái nhân lúc gia đình đi ngủ đã lén xuống nhà ăn lấy, ăn để. Khi bị người nhà phát hiện và ngăn lại, cô ta còn giật một miếng thịt nhét vào miệng. Có phải đó là cô bé bị ngược đãi không? Không phải. Cô ta là con cưng của một nhà giàu, vì cô ấy bị bệnh tiểu đường nên rất dễ đói. Tại sao thế?
Muốn hiểu được điều này, phải bắt đầu bàn về nguyên nhân cơ bản của bệnh tiểu đường. Nói một cách dễ hiểu, tiểu đường là loại bệnh đường trong nước tiểu quá cao. Công năng hấp thu và đào thải của đường trong cơ thể chịu sự điều tiết của tuyến tụy. Có người vì thiếu insulin nên sự hấp thu đường bị trở ngại. Phần đường "thừa ra" sẽ được bài tiết theo nước tiểu. Như vậy, tổ chức tế bào của cơ thể sẽ không thể dùng đường gluco để sản sinh ra năng lượng cần thiết, vì vậy, người bệnh luôn rơi vào trạng thái đói, luôn muốn được bổ sung thức ăn.
Người bị tiểu đường không những ăn nhiều mà còn uống và đi tiểu nhiều, trọng lượng giảm. Có người gọi bệnh tiểu đường là "bệnh trọng lượng giảm", "bệnh ba nhiều, một ít".
Nguyên nhân căn bản sinh bệnh tiểu đường là insulin không đủ, cho nên có thể dùng phương pháp tiêm insulin để chữa bệnh tiểu đường. Đương nhiên, những bệnh nhân còn nhẹ chỉ cần khống chế ăn uống là có thể điều chỉnh được.